Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đầu tư chứng khoán và bất động sản là “bình thông nhau”, trong đó sóng bất động sản giai đoạn 2022 – 2023 sẽ theo chiều hướng đi lên.
Thực tế cho thấy, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, vaccine chính là “kháng thể” cho thị trường. Riêng các doanh nghiệp BĐS cũng đang tự tạo “kháng thể” bằng cách thích ứng linh hoạt với thị trường chẳng hạn như đảm bảo tính pháp lý dự án, tiến độ xây dựng, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số trong kinh doanh và tăng trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, “kháng thể” cho thị trường cũng được tạo ra nhờ nhiều chính sách mới được ban hành từ 2022. Trong đó, đáng chú ý như việc Bộ Xây dựng hoàn thiện chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030 hoặc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công. Dự báo trong năm 2022, phân khúc nhà riêng, nhà mặt phố tiếp tục được nhà đầu tư lẫn người mua ở săn đón. Trong đó, sản phẩm tại những khu dân cư hiện hữu đang có nhiều lợi điểm.
Chứng khoán cũng là kênh đầu tư hưởng lợi bởi lãi suất thấp và các chương trình kích thích đầu tư, phục hồi kinh tế. Quá trình đẩy nhanh thoái vốn nhà nước và triển vọng nâng hạng thị trường cũng khiến nhà đầu tư kỳ vọng lớn vào kênh đầu tư này. Khác với bất động sản, đầu tư chứng khoán không đòi hỏi vốn quá lớn, nên thu hút đông đảo nhà đầu tư. Dù định giá cổ phiếu không còn rẻ, song vẫn có cơ hội để rẻ hơn nếu doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng lợi nhuận tốt.
Do khan hiếm nguồn cung trong khi nhu cầu cao và cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển đã giúp giá bất động sản hầu như không giảm mà còn tăng từ 5-9%, tùy khu vực. Riêng tại các đô thị lớn như TP.HCM, giá bán biệt thự ghi nhận tăng 3%, nhà phố tăng 17%, nhà phố thương mại tăng 6%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đầu tư chứng khoán và bất động sản là “bình thông nhau”, trong đó sóng bất động sản giai đoạn 2022 – 2023 sẽ theo chiều hướng đi lên. Triển vọng trên xuất phát từ những tín hiệu lạc quan như: nguồn cung dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý cụ thể như Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở được đề xuất sửa đổi với kỳ vọng gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định đời sống xã hội; Lãi suất vay mua nhà của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà theo Thông tư 11/2013 là 4,8%/năm; cơ sở hạ tầng đang được đẩy mạnh phát triển…
Lãi suất thấp, tỷ giá ổn định, vàng biến động khó lường, trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt khiến các kênh đầu tư này trở nên kém hấp dẫn. Trong khi đó, bất động sản và chứng khoán vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhất là khi Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế – xã hội sẽ được Chính phủ triển khai vào năm nay. Tâm lý của người Việt Nam luôn thích đầu tư vào đất đai, trong khi đó, nguồn cung ngày càng hạn chế, xu hướng đô thị hóa và dịch chuyển ra ngoại thành trong bối cảnh dịch bệnh cũng là yếu tố kích thích, khiến đất nền vùng ven tăng mạnh.
Mặc dù khả năng tăng giá là rất cao, song nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, bất động sản không phải là kênh đầu tư dễ lướt sóng, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng hết sức rủi ro. Đặc biệt, năm 2021, thị trường bất động sản có nhiều thời điểm sốt cục bộ, tại nhiều địa phương, giá đất được đẩy lên cao chót vót, nhưng sau đó nhanh chóng xẹp xuống. Bên cạnh đó, do tình trạng đầu cơ đang quá nóng, không loại trừ thời gian tới, Chính phủ sẽ có những giải pháp để loại bỏ bớt tình trạng này.
Nhà đầu tư Việt Nam đã được chứng kiến một tuần giao dịch đầy sóng gió dù chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Âm lịch. Nhóm Bất động sản đã có những biến động làm chao đảo khiến nhiều danh mục bị tổn thất lớn trong 5 phiên giao dịch vừa qua.
Tổng Hợp