Trước diễn biến kỳ lạ của thị trường địa ốc, không ít nhà đầu tư đặt ra lo ngại về sự đóng băng trong thời gian tới. Bên ngoài hăng hái với thị trường, bên trong lo âu mơ hồ về sự đóng băng.
Tâm lý nhà đầu tư đang dè dặt, lo âu nhiều hơn nên họ không dám mạnh tay mua. Số lượng người mua bất động sản nhiều chỉ rơi vào nhóm nhỏ nhà đầu tư đang có tiềm lực tài chính rất mạnh còn thực tế, tôi nhận thấy, đa phần nhà đầu tư đang gặp khó khăn.
Trong giai đoạn 2022 đến 2023, khi chương trình tiêm chủng đã gần như hoàn thiện, Nhà nước và ngân hàng sẽ có các kế hoạch kích thích kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất hoạt động trở lại. Với việc cho vay dễ hơn và lãi suất sẽ giảm, dự kiến lúc này thị trường bất động sản sẽ có giao dịch trở lại với lượng tiền lớn từ quá trình chống dịch và kích thích kinh tế. Đây là thời điểm tốt nhất cho nhà đầu tư còn nắm giữ bất động sản thoát hàng.
Giai đoạn 2024 đến 2025 là giai đoạn khôi phục sản xuất đã ổn định, cũng là lúc lạm phát tăng cao, dẫn đến ngân hàng sẽ hút dòng tiền lưu thông bằng cách cắt giảm các gói kích thích kinh tế và tăng lãi suất. Đây là thời điểm đen tối nhất của thị trường bất động sản. Thị trường sẽ giảm sâu khi ngân hàng tăng lãi suất.
Trong khi đó, TS. Đinh Thế Hiển nhận định, thị trường đang đi vào giai đoạn khó khăn thực sự. Đặc biệt vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua có thể sẽ giúp một số nhà đầu tư chần chừ “cò kè giá” và thị trường có “sung” lên. Nhưng về tổng thể, mức giá đó không thể gắn với giá thị trường và góp phần đẩy nhanh thị trường đi đến giai đoạn đóng băng như năm 2011-2013 nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
Ông Hiển cho rằng, tâm lý giới kinh doanh bất động sản đang ở trong trạng thái, bên ngoài hăng hái với thị trường đang tăng mạnh, bên trong lo âu mơ hồ về thị trường đóng băng. Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp đặc biệt là “super sale” đang động viên nhau trong lo âu. “Đa số không muốn nghe và phân tích về các thông tin bất lợi như lãi suất huy động tăng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo siết tín dụng bất động sản, nợ xấu ngân hàng tăng… Một số nhà đầu tư đang động viên nhau bằng những thông tin qua lại về tăng giá, về lợi nhuận cao của các nhà đầu tư đã dám xuống tiền trước đây, để tin rằng ai không xuống tiền bây giờ thì 2, 3 năm sau sẽ thấy tiếc…”, ông Hiển cho hay.
Liên tục nhiều ngày gần đây, đặc biệt vào những ngày cuối năm, dòng người không ngừng đổ về Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Phan Thiết… là những địa phương đang nằm trong “tầm ngắm” của giới đầu tư bất động sản. Theo ghi nhận, trong số người dân đổ về Bà Rịa – Vũng Tàu hay Phan Thiết có một lượng không nhỏ là dân đầu tư đi tìm hiểu thị trường và “săn đất”, khiến cho nhiều phòng công chứng, đặc biệt là ở Bà Rịa – Vũng Tàu luôn trong tình trạng quá tải và trở thành “điểm nóng” nhất trên thị trường địa ốc phía Nam trong những ngày cuối cùng của Tết Nguyên đán.
12 tháng qua, thị trường nhà ở TP HCM gặp nhiều thách thức về nguồn cung và thanh khoản do chịu tác động nặng nề bởi đợt Covid-19 lần thứ tư bùng phát. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn đình trệ do tập trung phòng chống dịch, bất động sản cũng mất hai quý giữa năm gần như tê liệt hoàn toàn và chỉ gượng dậy chậm chạp vào quý cuối năm. Theo các chuyên gia, biến số Covid-19 đã khiến thị trường nhà ở năm 2021 giảm tốc, xuất hiện nhiều nghịch lý đáng quan ngại.
Suốt 12 tháng qua, nỗi lo thanh khoản kém, mua nhanh bán chậm trở thành tử huyệt của giới đầu tư bất động sản. Theo báo cáo từ phòng kinh doanh của nhiều công ty địa ốc, trừ quý I có kỳ nghỉ Tết là mùa thấp điểm, lượng giao dịch tài sản trong quý II và III, tức thời gian TP HCM phong tỏa chống dịch, tụt xuống bằng không hoặc chỉ ở mức kém. Thanh khoản thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp xuống thấp nhất trong 3-5 năm trở lại đây. Đến quý IV, khi thành phố chuyển sang giai đoạn bình thường mới, sức mua cải thiện dần nhưng vẫn kém so với cùng kỳ và chỉ ở mức trung bình so với trước đợt dịch lần thứ tư.
Tổng Hợp