Một loạt các sàn giao dịch, văn phòng môi giới đã mọc lên ngay trên khu đất vừa đấu giá. Các môi giới cho biết, rất nhiều người vừa trúng cọc đã ngay lập tức gửi lô đất tại đây để bán, thu tiền chênh lệch, từ vài chục tới hàng trăm triệu, tùy từng vị trí. Điều này đã tồn tại nhiều năm nay và càng lộ rõ khi các cuộc đấu giá đất trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Tình trạng bỏ cọc cũng diễn ra tại nhiều tỉnh thành khác như Hà Nội, Thanh Hóa. Các cuộc đấu giá đất được nhiều nơi tổ chức liên tục trong thời gian qua. Lợi thế của các sản phẩm này là đã xong hạ tầng, pháp lý được chính quyền địa phương đảm bảo, có thể nhanh chóng làm sổ đỏ. Thế nhưng, thay vì đấu giá đất để để xây cất nhà cửa, ổn định cuộc sống, nhiều cuộc đấu giá gần đây vô tình trở thành “chợ giao dịch” kiếm lời mới của các nhóm đầu cơ đất.
Chính từ các “chợ giao dịch” tự phát như trên mà mục đích đưa đất vào sử dụng của các cuộc đấu giá không thể thực hiện được. Chưa kể, giá trúng đấu giá tại một số nơi liên tục lập đỉnh. Ngoài mức gây sốc gần 2,5 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh, thì tại Hà Nội, một lô đất mặt đường nhỏ tại quận Cầu Giấy cũng được đấu lên tới gần 400 triệu đồng/m2 hoặc giá đất ở một huyện nhỏ, tại tỉnh xa Hà Nội, cũng có thể đạt mức giá 60-70 triệu đồng/m2.
Điều gì đang diễn ra trên thị trường? Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam – nhận định: “Nhiều cuộc đấu giá sau khi đấu giá xong với một cái mức giá lại thiết lập mục tiêu đỉnh cao kỷ lục về giá ở khu vực đó và chỉ nhanh chóng trong một thời gian ngắn toàn bộ qua bất động sản ở xung quanh vùng đấu giá đó được tăng vì khi chúng ta thiết lập một cái đỉnh, nó sẽ kéo cái mặt bằng ở xung quanh ấy lên tương đồng với cái đỉnh đấy và rõ ràng là như vậy thì ai hưởng lợi? Tóm lại là để tạo ra những cuộc chơi đạt được cái mục đích của họ, khi tham gia trong đó, chúng tôi gọi đây là những cuộc sắp đặt, cuộc chơi đã được những người tham gia tính toán và giao kết với nhau”. Nhiều chuyên gia có kinh nghiệm cho rằng, nguyên nhân giá đất bị đẩy lên cao từ các cuôc đấu giá, cùng với tình trạng bỏ cọc, là do một số kẽ hở trong quy định của Luật Đấu giá đất hiện nay. Điều này đã tồn tại nhiều năm nay và càng lộ rõ khi các cuộc đấu giá đất trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Có thể nói các cuộc đấu giá đất tại các địa phương gần đây thật sự đã gây nên các cơn “địa chấn” trên thị trường bất động sản. Sau khi trúng đấu giá gấp 8 lần giá khởi điểm thì doanh nghiệp trúng đấu giá tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đã thực hiện việc ký hợp đồng mua tài sản này theo đúng quy chế. Điều đáng nói, trước đây, chúng ta thường nhắc tới các tiêu cực trong quá trình đấu giá như: quân xanh, quân đỏ, thỏa thuận dìm giá, để người tham gia mua được đất với giá rẻ, gây thất thu cho ngân sách. Nhưng hiện nay, một điều tưởng chừng như phi lý, nhưng lại đang xuất hiện trên thị trường. Đó là giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Điều này sẽ mang lại nguồn thu ngân sách dồi dào cho địa phương và phần nào thể hiện sự minh bạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập nảy sinh như tình trạng bỏ cọc diễn ra hàng loạt, hoặc giá quá cao so với mặt bằng chung của thị trường.
Chung cư bình dân ở TP.HCM trước đây có giá hơn 20 triệu đồng/m2 cũng bị đẩy lên cao, từ phân khúc bình dân lên phân khúc trung cấp dù chất lượng bình dân. Mức giá đất những vùng xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai… cũng được đẩy lên theo, giá đất trước đây hơn 10 triệu đồng/m2 thì nay đã lên tới 40 triệu đồng/m2. Việc tăng giá này không đúng với bản chất, không phải tăng do quá trình phát triển đô thị, hạ tầng được đầu tư thực, ông Nguyễn Văn Đính cho biết thêm.
Lật ngược trở lại từ đầu năm 2021 đến nay, điểm qua một lượt thông tin trên các báo sẽ không còn lạ lẫm với những tiêu đề: Sốt đất ở Quảng Trị: Đấu giá đất vượt giá sàn cao nhất từ trước đến nay; Đất “sốt” trên cả sàn đấu giá TP Đông Hà, vượt sàn “kỷ lục”; Thanh Hóa: Dân tranh nhau mua 23 lô đất quê, khởi điểm 250 triệu đồng/lô, đấu giá lên 1 tỷ đồng; Lô đất đang trồng chuối ở quận trung tâm Hà Nội “chốt” đấu giá gần 400 triệu đồng/m2… Ở hầu hết những cuộc đấu giá đều có những điểm chung như: Số lượng tham gia lớn, giá vượt sàn kỷ lục, người buồn kẻ khóc, bán chênh thu bộn tiền hoặc bỏ cọc tháo chạy… Đây chính là hệ quả của cơn sốt đất “điên cuồng”. Chỉ còn vài ngày nữa, năm 2021 sẽ khép lại. Một chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực bất động sản tổng kết năm nay bằng một câu ngắn gọn: Sốt đất, Covid và sốt đất…
Thị trường bất động sản hiện vẫn còn những tồn tại, lệch pha cung cầu, thiếu nhà ở xã hội thương mại giá rẻ, cần có những cơ chế và giải pháp chú trọng phát triển sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao chất lượng đảm bảo môi trường sống hạ tầng đồng bộ; đổi mới căn bản tư duy chính sách phát triển nhà ở xã hội.Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân phải là trọng tâm trong năm 2022. Thu hút nguồn lực để của xã hội để đầu tư cho nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ cũng cần được chú trọng với những chính sách phù hợp.
Tổng Hợp