Không ít ý kiến tỏ ra lo ngại, việc nới room tín dụng sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng. Bởi lãi suất phụ thuộc nhiều vào cung- cầu tín dụng…
NHNN nên xem xét tiếp tục nới hạn mức cho ngân hàng có khả năng tăng trưởng tín dụng tốt, đồng thời thu hẹp hạn mức với những ngân hàng không sử dụng hết room. Điều đó không những đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, mà còn không vi phạm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chung trong bối cảnh áp lực lạm phát đang rất lớn. Để khắc phục tình trạng cạn ‘’room’’, nhiều ngân hàng thương mại đã tập trung cho vay ngắn hạn để lấp đầy hạn mức tín dụng đã được cấp trước đợt điều chỉnh hạn mức mới. Và từ đầu quý IV, nhiều ngân hàng đã nộp đơn xin nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Khi được nới room tín dụng, các ngân hàng sẽ phải tăng cường huy động vốn, khiến mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng. Trong khi nhu cầu vốn tăng càng khiến lãi vay khó giảm. Tuy nhiên, hiện cầu vốn vẫn còn yếu khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi chủ trương của Chính phủ là yêu cầu các TCTD tiết giảm tối đa chi phí để giảm thêm lãi vay. Vì thế, các ngân hàng sẽ cố gắng ổn định mặt bằng lãi suất.
Trong bối cảnh nợ xấu tăng cao vì dịch bệnh, các ngân hàng có xu hướng siết chặt điều kiện tín dụng để phòng ngừa rủi ro. Theo đó, họ có thể duy trì lãi vay ở mức thấp, song muốn vay vốn thì doanh nghiệp cần có tài sản đảm bảo, phải chứng minh được thu thập trả nợ. Thay vì đòi hỏi tài sản thế chấp, các ngân hàng nên xét duyệt cho vay dựa trên dòng tiền của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần cải tổ các quỹ bảo lãnh tín dụng. Chỉ có như vậy thì việc nới room tín dụng của NHNN mới phát huy được hiệu quả hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi.
Một những yếu tố chính giúp nhóm ngân hàng đồng loạt tăng giá trong những phiên giao dịch vừa qua là thông tin Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt. Trước đó, vào quý 3, một loạt ngân hàng đã được NHNN nới hạn mức tín dụng để đẩy mạnh hoạt động cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây là thông tin hỗ trợ đẩy nhóm cổ phiếu ngân hàng có nhịp tăng khoảng 10% vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7.
Việc nới ”room” tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng khi hầu hết đều đã tiến sát mức trần tăng trưởng sau 9 tháng đầu năm. Trong khi thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính của ngành ngân hàng với tỷ trong đóng góp dao động trong khoảng 70 – 80% tổng nhập hoạt động nhiều nhà băng.
Hiện 4 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20%, bao gồm: TPBank (23,4%), Techcombank (22,1%), MSB (22%) và MB (21%). VIB và VPBank đứng ở nhóm tiếp theo với hạn mức tín dụng lần lượt 19,1% và 17,1%. Trong nhóm ngân hàng TMCP nhà nước, Vietcombank được nới room tín dụng mạnh nhất lên 15%. Trong khi đó, hai ngân hàng quốc doanh là BIDV và VietinBank được nới ít nhất, lần lượt lên mức 12% và 12,5%. Tính chung, hạn mức tín dụng trong năm 2021 của các ngân hàng đã được nới lên 13,8%.
Sang năm 2022, tín dụng tăng 14%, lợi nhuận trước thuế tăng 22,8%, NIM cải thiện lên 4,12%. Hiện nay, ngành ngân hàng đang được định giá ở mức 1.7x giá trị sổ sách tính đến hết ngày 19/11/2021, giảm khoảng 15% so với đỉnh toàn ngành do ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến nhà đầu tư lo ngại về sự sụt giảm lợi nhuận so với kỳ vọng đầu năm. Mặc dù vẫn giữ được nhịp tăng trưởng, nhưng trước sức hấp dẫn của các kênh đầu tư khác (chứng khoán tăng cao, bất động sản, vàng còn triển vọng…), trong khi lãi suất tiết kiệm thấp, nên huy động vốn của các tổ chức tín dụng đang chậm lại.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 8/2021, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng đạt hơn 5,293 triệu tỷ đồng, giảm 1.000 tỷ đồng so với cuối tháng 7/2021. Từ tháng 3/2021 đến nay, tiền gửi của dân cư tăng trưởng rất thấp, không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí có những tháng tăng trưởng âm. Cầu tín dụng sẽ tăng trong những tháng cuối năm, làm tăng áp lực về nguồn vốn. Do đó, nhiều nhà băng bắt đầu tăng lãi suất huy động tiền gửi để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân.
Mặc dù ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước song nợ xấu vẫn có nguy cơ tăng lên rất cao. Nếu như tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2019 chỉ còn 1,63% thì đến cuối tháng 9/2021 đã tăng trở lại 1,9%, trở lại mức tương đương năm 2017, cho thấy tác động của đại dịch tới nợ xấu ngân hàng là rất ghê gớm. Trong khi nợ xấu tăng nhanh, thì ngân hàng lại đứng trước muôn vàn thách thức, cả mới lẫn cũ. Dịch bệnh xảy ra, nhiều khách hàng lấy cớ từ chối tiếp xúc, nghe điện thoại, không phối hợp xử lý nợ. Bên cạnh đó, các dịch vụ liên quan đến xử lý nợ như định giá, đấu giá, sang tên đất đai, thi hành án… cũng tạm dừng ở nhiều địa phương trong giai đoạn giãn cách, khiến ngân hàng bế tắc thu hồi nợ.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)