Để giải quyết vấn đề nhà ở, nhiều người thường nghĩ đến việc mua chung cư tại thành phố. Tuy nhiên, dù đại dịch Covid-19 tái diễn và kéo dài suốt 2 năm qua cũng chỉ làm khối lượng giao dịch lẫn nguồn cung từ thị trường chậm lại, chứ không thể khiến giá chung cư, nhà ở giảm xuống.
Công việc bấp bênh, thu nhập giảm sút trầm trọng nhưng tiền thuê nhà trọ vẫn phải trả đều đặn mỗi tháng đã khiến không ít người lao đao. Hậu giãn cách, hàng ngàn người lao động từ các thành phố lớn lần lượt hồi hương. Một phần nguyên nhân là do họ không chịu nổi chi phí thuê nhà lẫn không gian tù túng trong các dãy trọ chật hẹp suốt nhiều tháng liền.
Bên cạnh đó, các chuyên gia và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS vẫn còn nhiều lo ngại về việc thị trường vẫn chịu áp lực tăng giá do nguồn cung thấp, giá đất (giải phóng mặt bằng), thuế đất, nguyên vật liệu – thiết bị, nhân công… đều tăng cao từ đầu năm đến nay. Nhưng thị trường vẫn có “điểm sáng” đó là phân khúc BĐS công nghiệp, dự báo tiếp tục duy trì tỷ lệ lấp đầy cao, nhà ở cho thuê, dịch vụ quanh khu công nghiệp đã hoạt động sẽ ổn định trở lại trong quý IV/2021.
Nếu không chọn chung cư, số khác có xu hướng nghĩ đến giải pháp tốn kém hơn là mua đất và xây nhà. Dù vậy, quỹ đất thành phố ngày càng cạn kiệt buộc người mua phải chọn các vùng ven, ngoại thành hoặc các tỉnh xa. Giá đất tại đây có thể sẽ rẻ hơn nhưng việc xa trung tâm, đi lại mất thời gian và thiếu nhiều tiện ích cũng khiến nhiều người e ngại. Bên cạnh đó, với những người thu nhập thấp, khoản dư của họ khó theo kịp mức tăng của bất động sản. Thời gian càng dài, khoảng cách này càng lớn chứ không thể thu hẹp lại. Đây cũng chính là lý do khi để dành đủ tiền mới mua nhà thì căn nhà đã tăng giá rất xa số tiền có được và con đường an cư cũng ngày càng xa vời.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn hại nặng nề lên đời sống người lao động. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong quý III/2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, nghỉ giãn việc, giảm giờ làm.
Qua số liệu nghiên cứu, khảo sát cho thấy tổng lượng sản phẩm được chào bán trên thị trường trong quý III/2021 đạt 35.852 sản phẩm, số lượng giao dịch 16.647 sản phẩm, tương đương tỷ lệ hấp thụ 40,9%. Trong đó, phân khúc nhà ở chung cư số lượng lớn nhất với 7.120 sản phẩm (chiếm 48,6%), tiếp theo đó là đất nền 5.349 sản phẩm (chiếm 36,5%), và nhà ở thấp tầng 2.178 sản phẩm (chiếm 14,9%).
“Hoạt động giao dịch mua bán BĐS trên thị trường bị ảnh hưởng vì không thể tiến hành gặp gỡ, trao đổi, giao nhận… trong khi đây là loại hàng hóa đặc biệt phải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, pháp lý khi phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, bởi lực cầu vẫn duy trì mạnh và sự nỗ lực tìm kiếm giải pháp bán hàng trong tình hình mới của các sàn giao dịch, nên mặc dù thị trường chịu nhiều ảnh hưởng nhưng số lượng giao dịch có thể nói là tương đối tốt” – Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho hay.
Những kết quả tích cực từ kinh doanh chứng khoán hay việc lãi suất ngân hàng giảm… nhiều người chuyển hướng đầu tư sang kênh BĐS, mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường, nhưng đại dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát làm “đổi chiều” kế hoạch đầu tư kinh doanh. Rất nhiều người kỳ vọng trong quý IV/2021 sau khi khống chế được dịch Covid-19, thị trường BĐS sẽ giống như 1 chiếc lò xo bị nén chặt sẽ bật lên, nhưng qua nghiên cứu thực tế thị trường, nhưng điều này là rất khó.
Trong bối cảnh nguồn cung cho thị trường tăng vọt sau thời gian kìm nén, điều này đã khiến cho mặt bằng giá bất động sản vẫn tăng mạnh khi nhu cầu rất lớn. Báo cáo nghiên cứu thị trường từ các công ty đều cho thấy trong quý 3/2021, TPHCM và các tỉnh phía Nam tiếp tục ghi nhận một quý có giá căn hộ và nhà liền thổ tiếp tục leo thang. Cụ thể, giá chào bán căn hộ trung bình tại TPHCM tăng 4% so với quý trước.
Thống kê hằng năm, TP.HCM có nhu cầu cho thị trường hơn 100.000 đơn vị nhà ở. Trong khi đó, từ năm 2019, nguồn cung đã hạn chế đến mức thị trường lan ra đến các khu vùng ven. Có đến hơn 70% người mua nhà chọn mua căn hộ vừa túi tiền. Trong bối cảnh này, các DN kỳ vọng những khó khăn, vướng mắc về pháp lý sẽ sớm được tháo gỡ để dự án BĐS có thể sớm được triển khai; các dự án ách tắc, phải tạm ngưng thời gian qua cũng sớm được khôi phục.
Năm 2022, áp lực tăng giá đất sẽ rất lớn bởi lạm phát, chi phí đầu vào. Chuyên gia cho rằng quý II sẽ quyết định mức độ ấm lên của thị trường.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)