Theo một số doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng tiêu dùng cho biết, giá xăng tăng tạo áp lực rất lớn lên giá hàng hoá. Hàng hóa tại thị trường ghi nhận mức tăng trung bình từ 10%…
Trước việc nhiều mặt hàng ở chợ lẻ tăng giá, một số siêu thị đã chủ động giảm giá thành, tung các chương trình khuyến mãi hỗ trợ người tiêu dùng.
Tại các trang bán hàng online – chợ mạng, người kinh doanh cũng tăng giá các loại thực phẩm. Chị Nhung (ngụ quận 6) mới hôm qua chào hàng chả lụa chỉ 150.000 đồng/kg, nay báo giá mới lên 170.000 đồng. Các loại loại muống, bầu bí cũng đã tăng tầm 10.000 đồng so với cách đó vài ngày.
Trưa 31/10, tại một số chợ như Bến Thành, Tân Định (quận 1), chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Khu phố 2 (quận Bình Tân)… một số rau củ quả tươi sống, thịt gà, cá các loại đã tăng giá. “Xà lách 55.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), cải cúc, cải bó xôi 45.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), bông cải 60.000 đồng/kg (tăng gần 10.000 đồng), cà chua 30.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng)… Tương tự, hành lá, ớt cũng tăng giá thêm 5.000 đồng/kg. Ngoài ra, các loại rau xanh như rau cải ngọt, rau dền, mùng tơi cũng nhảy thêm 3.000-4.000 đồng/kg. Dù giá có tăng nhưng nhiều loại rau còn không có hàng để bán. Như bông cải bình thường tôi có thể lấy được nhiều, nhưng nay mối giao chưa tới 30 kg” – bà Tâm (tiểu thương buôn bán rau trên đường An Dương Vương, quận 8) nói.
Tháng 10/2021, giá xăng, dầu trong nước chịu ảnh hưởng của 3 đợt điều chỉnh tăng vào ngày 25/9, 11/10 và 26/10 theo giá nhiên liệu thế giới. Trong đó, giá xăng A95 tăng 2.940 đồng/lít so với tháng trước, xăng E5 tăng 2.970 đồng/lít, dầu diezen tăng 2.690 đồng/lít làm cho chỉ số giá nhóm giao thông tháng 10/2021 tăng 2,51% so với tháng trước, tác động làm CPI tăng 0,24 điểm phần trăm. Lạm phát cơ bản 10 tháng tăng 0,84%.
Giá xăng dầu tăng có tác động rất mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như: đánh bắt thuỷ sản, vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn làm tăng giá hàng hoá trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế dự báo áp lực tăng giá trong 2 tháng cuối năm 2021 là rất lớn. Nguyên nhân chính là chi phí nguyên liệu đầu vào tất cả lĩnh vực, từ thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng đến chi phí vận chuyển, logistics, xăng dầu… trong nước đều tăng mạnh. Thực tế tại thị trường TP HCM, các nhà sản xuất/cung ứng đã rục rịch tăng giá từ đầu tháng 10. Tổng giám đốc một doanh nghiệp (DN) thủy sản cho biết đang tạm ngưng cung cấp sản phẩm đồ hộp cho một số siêu thị vì không thương lượng được giá, với một số siêu thị khác thì đã điều chỉnh tăng giá 10% từ ngày 24-10.
Diễn biến giá xăng dầu gần đây cho thấy lịch sử này có nguy cơ lặp lại và có thể bị phá vỡ. Để ổn định giá xăng dầu, các chuyên gia cho rằng nên tính đến việc giảm thuế xăng dầu, nhất là thuế bảo vệ môi trường. Công cụ quỹ bình ổn giá nhằm “giảm sốc” khi tăng giá xăng dầu đang trong tình trạng âm rất lớn do việc chi sử dụng quỹ diễn ra trong thời gian dài và ở mức cao, trong khi trích lập quỹ hạn chế.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)