Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, vốn FDI vào bất động sản giảm trong thời gian vừa qua chỉ là tạm thời. Thực tế vẫn có những phân khúc duy trì được sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn ngoại vào bất động sản trong 8 tháng năm nay giảm hơn 44% so với cùng kỳ, đây cũng là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Một trong những nguyên nhân khách quan làm giảm số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần là do dịch COVID-19 tại các một số quốc gia đối tác vẫn diễn biến phức tạp, nhiều nước trên thế giới vẫn duy trì biện pháp hạn chế dịch chuyển,…
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, vốn FDI vào bất động sản giảm trong thời gian vừa qua chỉ là tạm thời. Thực tế vẫn có những phân khúc duy trì được sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo thống kê của Savills Việt Nam, bất chấp những tác động của đại dịch, thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam vẫn chứng kiến nhiều dấu hiệu tích cực như các thương vụ mua bán sáp nhật doanh nghiệp cũng như sự gia tăng các diện tích đất công nghiệp mới. Những nhà máy sản xuất có quy mô lớn nhất trong nửa đầu năm 2021 là những dự án được đầu tư bởi các nhà đầu tư Hong Kong và Singapore tại hai tỉnh là Quảng Ninh và Bắc Giang.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong 8 tháng qua đạt 19,12 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2020. Dòng vốn FDI chảy vào 18 ngành lĩnh vực tại Việt Nam. Trong đó, lượng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,6 tỷ USD, giảm 1,27 tỷ USD (tương đương hơn 44%) so với cùng kỳ năm trước. Dù vẫn giữ vị trí thứ 3 nhưng ngành bất động sản đã không có các dự án mới quy mô lớn đổ vào như các năm trước.
Việt Nam có lợi thế về nền tảng khi là một thị trường lớn mạnh với lĩnh vực nhân khẩu học trẻ, năng động, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao. Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng chính tại Hà Nội và TP HCM được hỗ trợ bởi tính liên kết giữa các tỉnh. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá đất, các rào cản pháp lý dần được gỡ bỏ đã tạo ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên, vị này cho rằng, các nhà đầu tư và phát triển bất động sản nước ngoài vẫn sẽ đối mặt với những thách thức nhất định khi tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam như cơ sở hạ tầng đường sá, hải cảng, hệ thống đường sắt,… Phía Bắc nhận được phần lớn các khoản đầu tư mới đăng ký vào lĩnh vực sản xuất lên đến 1,97 tỷ USD, chiếm 64% thị phần. Khu vực phía Nam đứng thứ hai với 728 triệu USD, chiếm 23% và sau cùng là khu vực miền Trung với 395 triệu USD, chiếm khoảng 13%. Xét theo các tỉnh thì Bắc Giang có số vốn đăng ký mới cao nhất với 589 triệu USD, theo sau là Quảng Ninh với 569 triệu USD và Bắc Ninh với 222 triệu USD. Đại diện khu vực phía Nam là Bình Dương đứng ở vị trí thứ 4 với 208 triệu USD.
Theo lý giải trước đó của Cục Đầu tư nước ngoài, nguyên nhân khách quan làm giảm số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần là do FDI toàn cầu giảm; dịch COVID-19 tại các quốc gia đối tác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…) vẫn diễn biến phức tạp, các quốc gia trên thế giới vẫn duy trì biện pháp hạn chế dịch chuyển. Ngoài ra, nhà đầu tư trong làn sóng đầu tư mới yêu cầu phải đáp ứng ngay các điều kiện về đất đai, nhân lực, nguồn cung nguyên vật liệu, thủ tục nhanh gọn, ưu đãi cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Việt Nam không đáp ứng đủ các điều kiện mà nhà đầu tư đặt ra.
Nguyên nhân chủ quan là do chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam (làm giảm số lượng và tăng về chất lượng); các chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác đang bị tạm dừng, hoặc nếu vào được thì thủ tục rất phức tạp, làm hạn chế phần nào các nhà đầu tư mới vào Việt Nam để khảo sát, đưa ra quyết định đầu tư.