Các nhà đầu tư cá nhân đi vay để mua bất động sản lớn như khách sạn, nhà phố cũng đang gặp khó khăn và đối mặt với nguy cơ không trả được nơ. Bởi số tiền họ trả góp hàng tháng cho chu kỳ vay một phần đến từ thu nhập, một phần là tiền từ cho thuê các bất động sản đó.
Bất động sản Việt Nam có tính đặc thù, lúc mua bán ào ào, lúc không có nhiều giao dịch như hiện nay. Do đó, nếu ngân hàng làm căng, xử lý nợ xấu cũng rất khó bán, thậm phí phải giảm giá mạnh.
Chính ngân hàng cũng đang đi thương lượng với các khách hàng để tìm cách bán tài sản ở mức giá tốt nhất. Đây là một trong những lý do khiến thị trường bất động sản dù đang gặp khó khăn nhưng không xuất hiện tình trạng đổ vỡ hàng loạt như một số nước phát triển. Có nhiều ý kiến cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng vì vẫn được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.
Trong văn bản gửi NHNN mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết, nhiều các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức sau hơn một năm rưỡi dịch COVID-19 bùng phát, thậm chí nguồn lực của một số doanh nghiệp bị bào mòn, có nguy cơ phá sản,… Bên cạnh những khó khăn về mặt pháp lý chưa được giải quyết triệt để, doanh nghiệp bất động sản hiện nay đối mặt với cái khó lớn nhất là thiếu dòng tiền.
Các doanh nghiệp cũng cần thấu hiểu và chia sẻ với những cái khó riêng của các ngân hàng thương mại vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh nên ngân hàng và doanh nghiệp cần cùng nhau giải quyết hài hoà lợi ích của các bên. Bởi doanh nghiệp sống được thì ngân hàng mới sống khỏe. Trước đây nếu pháp luật cấm ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ, cấm gia hạn nợ, điều chỉnh thời hạn nợ không đúng quy định,… thì hiện nay, ngân hàng đã được cho phép thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh đặc biệt.
Nói về những ý kiến đề nghị NHNN phải yêu cầu các ngân hàng giảm lãi, phí hỗ trợ doanh nghiệp, ông Đức khẳng định, chắc chắn phía ngân hàng sẽ hỗ trợ. Song, điều này còn phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro và năng lực, sức khoẻ của ngân hàng. Theo đó, ngân hàng sẵn sàng giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng, nhưng nếu xét thấy có nguy cơ hình thành nợ xấu, ngân hàng có quyền chuyển nhóm nợ.
Việc các ngân hàng thương mại cho phép giãn trả nợ đối với những người đang thiếu nợ ở mức 3 – 6 tháng rất quan trọng. Bởi với người thiếu nợ, họ được giãn thời gian trả nợ, họ có thời gian để chiến đấu và đến 6 tháng sau, khi nền kinh tế phục hồi thì bất động sản của họ cũng không bị giảm giá. Bên cạnh đó, nếu nền kinh tế mở cửa và phục hồi thì 6 tháng đó có thể sẽ đủ để các doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân khôi phục lại hoạt động sản, xuất kinh doanh và có thu nhập trả nợ ngân hàng. Vị chuyên gia này đánh giá, việc giãn nợ 6 tháng là một chiến lược tốt. Ngược lại, nếu dịch bệnh kéo dài làm cho việc hồi phục chậm chạm cũng có thể sẽ làm tăng các rủi ro tiềm ẩn.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 ngày 13/3/2020 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021).
Cụ thể, các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 (quy định hiện hành theo Thông tư 03 là kéo dài đến 31/12/2021). Những quy định mới tại thông tư sửa đổi nếu được áp dụng kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang kệt sức vì dịch bệnh.
Cương Nguyễn