Ngành hàng không đóng góp trên 22.000 tỷ đồng thuế và phí/năm, tương đương trong top 10 tỉnh, thành nộp ngân sách lớn nhất nước. Một việc làm trong ngành hàng không sẽ tạo ra 24 việc làm trong các ngành có liên quan, như dịch vụ lữ hành, xăng dầu, dịch vụ, du lịch, khách sạn…
Đại dịch Covid-19 đang “bào mòn” sức khỏe của các doanh nghiệp hàng không. Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cần đánh giá toàn bộ vai trò hết sức quan trọng của ngành hàng không, cả hãng hàng không Nhà nước đang chiếm tỷ lệ chi phối và các hãng hàng không tư nhân. Nêu lên các khó khăn vướng mắc và thực trạng của ngành hàng không, đặc biệt là sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đang diễn ra và nhấn mạnh rằng, cần có sự can thiệp của bàn tay Nhà nước.
Đến nay mới chỉ có Vietnam Airlines nhận được gói cứu trợ dạng vay ưu đãi, trong khi các doanh nghiệp hàng không tư nhân như Bamboo Airways và Vietjet Air… vẫn đang phải đối mặt với vấn đề vốn và hầu hết các nhà băng đều quay lưng.
Vietnam Airlines là trường hợp ngoại lệ, tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa là 3 năm. Theo đó, thời hạn tái cấp vốn tối đa không quá 364 ngày. Khoản tái cấp vốn được tự động gia hạn hai lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn. Thời gian gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu. Doanh nghiệp phải được tăng vốn điều lệ, gia tăng tiềm lực tài chính. Đối với giải pháp tiếp cận vốn vay ngân hàng thương mại, nếu giải cứu cho các doanh nghiệp hàng không thì phải xem doanh nghiệp đó có khả năng để cứu không. Vấn đề tháo gỡ ở đây là cơ chế, nghĩa là gì cho phép ngân hàng thương mại cùng với bên các hàng hàng không tư nhân ngồi với nhau thỏa thuận về điều kiện vay vốn, lãi suất thế nào tùy cả hai bên thỏa thuận.
Triển vọng của ngành hàng không u tối thì trả lãi vay khác; nhưng tươi sáng là phải trả lại lãi vay khác (nó phải phù hợp với cái sự hồi phục của ngành không thì nó mới cân bằng, nó mới công bằng với với ngân sách).
Trong đề nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư gần đây, Vietjet và Bamboo mong muốn được cho phép áp dụng cái cơ chế tái cấp vốn từ 5.000 – 6.000 tỷ, thời hạn như là cái khoản tín dụng như cấp cho Vietnam Airlines. Đối với Hiệp hội Hàng không, chúng tôi thì đề nghị có gói tín dụng cho ngành hàng không vay ưu đãi, mức lãi suất giảm khoảng 4% so với mức lãi suất vay thương mại, thời hạn 3-5 năm để các hãng duy trì được nguồn lực. Thực ra, ngân hàng vẫn còn vốn, doanh nghiệp thì cần vay, nhưng vay như thế nào đảm bảo an toàn thì rõ ràng cần phải có một cái cơ chế chính sách được quy định rõ để các ngân hàng thương mại có điều kiện để cho các doanh nghiệp hàng không tiếp cận vốn vay theo ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam.
Việc SCIC bơm tiền để mua cổ phiếu Vietnam Airlines nói riêng hay ngành hàng không nói chung là việc rất bình thường. Trên thế giới, mỗi khi doanh nghiệp lớn gặp khó khăn, Chính phủ đứng ra quốc hữu hóa một phần vốn để giải cứu ngành đó không hiếm gặp. Song, SCIC cần có lộ trình thoái vốn rõ ràng, để tính kỷ cương ngân sách phải được tôn trọng.
Nợ trầm Kha
Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2021, với mức lãi sau thuế vỏn vẹn 4,5 tỷ đồng. Vietjet Air lỗ gộp 1.278 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhưng doanh thu hoạt động tài chính gần 1.757 tỷ đồng đã “cứu nguy” cho hãng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế Vietjet Air đạt gần 128 tỷ đồng. Sự trầm kha của Vietjet Air và các hãng bay nội địa trong tình cảnh tương tự đều đến từ sự tấn công của biến chủng Delta; chúng đánh gục những nỗ lực vực dậy của hàng không Việt. Ngay cả đường bay nội địa từng cứu nguy các hãng trong năm ngoái, giờ cũng đã tê liệt. Máy bay đắp chiếu, doanh thu tụt dốc nhưng các hãng đều đang “cõng” chi phí thuê tàu bay, bãi đỗ…vô cùng lớn. Tính đến 30/6/2021, Vietjet Air đang nợ 8 ngân hàng và một khoản vay ngắn hạn khác lên tới 6.813 tỷ đồng. Tiếp đến, khoản phải trả Công ty cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex và các nhà cung cấp lớn lên tới 5.683 tỷ đồng…
Cũng tính đến thời điểm này, các khoản công nợ cảnh báo quá hạn đối tác, nhà cung cấp của Vietnam Airlines lên đến 13.340 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ lớn nhất, là hơn 7.099 tỷ đồng tiền thuê máy bay từ 12 đối tác. Ngoài ra, 4.021 tỷ đồng nợ quá hạn nhiên liệu, sửa chữa bảo dưỡng động cơ, phụ tùng vật tư. Các khoản nợ đến hạn cần thanh toán cho các ngân hàng trong năm 2021 là 2.053 tỷ đồng…
Ngành hàng không Việt Nam phát triển vượt bậc như giai đoạn vừa qua, có sự đóng góp của mọi hãng hàng không, từ Vietnam Airlines đến các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airways, VietJet Air… tạo kết nối thông thương trong nước và quốc tế. Thời điểm trước dịch, theo số liệu thống kê và báo cáo của các doanh nghiệp, tính riêng Vietnam Airlines, Vietjet, ACV, VATM, có tới bốn vạn cán bộ, nhân viên, tạo ra doanh thu khoảng 180.000 tỷ đồng/năm.
Các doanh nghiệp phải tự cân đối tài chính, phải tự làm sạch một số khoản mục về tài chính, như cắt giảm chi phí và đặc biệt chi phí tiền lương, chi phí nhân công. Với Vietnam Airlines, cần phải có kế hoạch về cắt giảm nhân sự. Mặc dù nhắc đến vấn đề này rất nhạy cảm, nhưng phải cho xã hội thấy rằng ngành hàng không cũng đang nỗ lực.
Cương Nguyễn