Báo cáo tài chính quý II/2021 vừa được CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) công bố cho thấy, doanh nghiệp đã tiếp tục nâng lượng tiền mặt lên mức kỷ lục mới so với cuối năm 2020. Trog cuộc chơi chơi “game” tài chính của Thế Giới Di Động ghi nhận dòng tiền đi vay tăng như lãi suất gần như không thấy.
Sau 6 tháng đầu năm, MWG ghi nhận lãi hơn 2.550 tỷ đồng, thực hiện được hơn 50% kế hoạch doanh thu và 54% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm. Trong đó, hoạt động quản lý vốn lưu động tiếp tục cho thấy sự hiệu quả, không chỉ giúp doanh nghiệp cân đối được lãi vay mà còn có lãi.
Cuối quý II, MWG ghi nhận tổng lượng tiền mặt và tiền gửi và trái phiếu ngắn hạn lên đến 18.142 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 14.827 tỷ đồng cuối quý I và 15.405 tỷ đồng hồi đầu năm nay. Lượng tiền mặt tăng mạnh, song phần lớn lượng tiền tăng thêm của Thế Giới Di Động đến từ nguồn vốn vay. Tính đến 30/6, MWG đi vay tổng cộng 21.095 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, tăng 2.058 tỷ đồng so với cuối quý I.
Đáng chú ý, dù có sự chênh lệch khá lớn giữa nợ vay và lượng tiền nắm giữ, Thế Giới Di Động vẫn thu được khoản lãi từ hoạt động quản lý vốn của mình. Số tiền lãi mà MWG thu được trong 6 tháng đầu năm từ dòng vốn lưu động trong quý II là hơn 443 tỷ đồng, chênh lệch 120 tỷ đồng so với khoản nợ vay phải trả 323 tỷ đồng tiền lãi. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, Thế Giới Di động phải trả 315 tỷ đồng tiền lãi vay nhưng chỉ thu về 187 tỷ đồng lãi tiền gửi. Báo cáo của MWG cho thấy, ngoài khoản tiền mặt dự phòng tại quỹ, MWG dành phần lớn lượng tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn với mức lãi suất từ 6 – 8,65%.
Bên cạnh lượng tiền nói trên, MWG cũng phát sinh khoản phải thu từ cho vay 500 tỷ đồng đối với Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC, Mã: HCM) và cho vay 80 tỷ đồng đối với Công ty bán lẻ An Khang, lãi suất cho vay giao động từ 6,4 -7%/năm. Trong khi đó, hiện Thế Giới Di Động ghi nhận khoản huy động trái phiếu dài hạn 1.129 tỷ đồng với lãi suất thấp 6,55%.
Trong quý II, doanh thu thuần hợp nhất Thế Giới Di động tiếp tục tăng 20,4% lên 31.658 tỷ đồng. Biên lãi gộp cải thiện 0,6 điểm % lên 22,6%. Cùng với doanh thu tài chính tăng 80% nhờ lãi tiền gửi, MWG báo lãi 1.214 tỷ đồng sau thuế, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của MWG đạt 62.486 tỷ đồng, tăng 12%; lợi nhuận sau thuế đạt 2.552 tỷ, tăng 26%. Năm nay, MWG đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 125.000 tỷ đồng và 4.750 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu hoàn thành kế hoạch này, đây sẽ là năm có lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập của MWG. Như vậy sau 6 tháng đầu năm, MWG đã thực hiện được hơn 50% kế hoạch doanh thu và 54% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm. Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của MWG tăng gần 8.110 tỷ đồng so với đầu năm lên 54.139 tỷ đồng. Trong đó, bên cạnh tiền mặt tăng, hàng tồn kho trong kỳ cũng tăng 15% lên gần 22.415 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tính đến cuối kỳ xấp xỉ 54.139 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 12.940 tỷ đồng.
Theo số liệu nợ
Nợ phải trả của Thế giới Di động tại thời điểm 31/12/2020 là gần 30.700 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn hơn 15.625 tỷ đồng, tăng mạnh so cùng kỳ. Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (Thế giới Di động, mã chứng khoán MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với lợi nhuận sau thuế 942 tỷ đồng, tăng 10% so quý IV/2019 là 860 tỷ đồng. Hiện Thế giới Di động đang gánh khoản nợ hơn 30.657 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn hơn 15.625 tỷ đồng và nợ vay dài hạn hơn 1.226 tỷ đồng.
Thế giới Di động đang vay nợ tổng cộng 16.752 tỷ đồng, trong đó có hơn 15.600 tỷ đồng sẽ tới hạn trả trong 6 đáng đầu năm 2021. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2020 đã soát xét, tại ngày 31/12, MWG đang vay nợ 16.752 tỷ đồng, trong đó có 15.625 tỷ đồng là vay ngân hàng ngắn hạn, hơn 1.100 tỷ đồng còn lại là trái phiếu trong nước dài hạn. Chủ nợ lớn nhất của MWG là các ngân hàng ngoại như BNP Paribas (Chi nhánh Singapore và TP HCM), HSBC (Singapore và Việt Nam), Standard Chartered (Việt Nam và Singapore), … Ngoài ra còn có các nhà băng trong nước như VietinBank, HDBank, Vietcombank, … Các khoản vay ngắn hạn đều sẽ tới hạn thanh toán trong nửa đầu năm 2021, trong đó tập trung chủ yếu vào các tháng 2, 3 và 4.
Việc phải thanh toán hơn 15.600 tỷ đồng nợ gốc trong 6 tháng không phải là áp lực quá lớn đối với MWG. Trong nửa đầu năm 2020, công ty phải trả tới gần 27.000 tỷ đồng nợ đến hạn, đồng thời vay mới khoảng 24.500 tỷ đồng. Doanh thu nửa năm của công ty vào khoảng trên 50.000 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2020, MWG trả nợ gốc 48.574 tỷ đồng, vay mới 51.173 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận sau thuế đạt 3.920 tỷ, doanh thu thuần 108.546 tỷ, tăng lần lượt 6% và 2% so với thực hiện năm trước.
Về phía vay dài hạn 1.127 tỷ đồng, tất cả đều là trái phiếu mà MWG phát hành cho các công ty bảo hiểm theo hình thức tín chấp nhằm bổ sung vốn lưu động, lãi suất cố định 6,55%/năm. Các trái phiếu này còn được bảo lãnh bởi Quỹ Bảo lãnh tín dụng và Đầu tư (CGIF) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Phí bảo lãnh là 1,5%, đáo hạn vào ngày 17/11/2022.
Cương Nguyễn