VN-Index sụt giảm mạnh hơn 54 điểm chỉ trong hai phiên đầu tuần và phục hồi gần 32 điểm trong 3 phiên cuối tuần, nên chung cuộc tuần qua vẫn giảm hơn 22 điểm. Việc VN-Index biến động mạnh và quay đầu tại đỉnh rất cao khiến các chuyên gia cũng có những cái nhìn thận trọng. Những động thái mua bán trong tuần qua cũng thấy sự bất đồng, trái chiều với nhau.
Sóng tăng từ tháng 3/2020 đến nay vẫn chưa kết thúc và những nhịp điều chỉnh không quá 5% sau đó đều đưa VN-Index vượt đỉnh. Mức điều chỉnh tuần qua chỉ 4,5% là đã phục hồi. Ngược lại, quan điểm thận trọng đánh giá cường độ điều chỉnh tuần qua vẫn còn ít và sóng điều chỉnh chưa kết thúc. Về mặt kỹ thuật, sau 1-2 phiên giảm mạnh thị trường bật trở lại là bình thường, nhưng các tín hiệu kỹ thuật sẽ yếu dần đi, cùng với thanh khoản.
Các chuyên gia cũng không thống nhất trong việc có nên bắt đáy các cổ phiếu này hay không. Ngân hàng phục hồi mạnh những ngày cuối tuần là nguyên nhân dẫn đến VN-Index phục hồi. Do đó quan điểm thận trọng cho rằng chưa nên bắt đáy vì mức điều chỉnh chưa đủ hấp dẫn. Ngược lại, quan điểm tích cực đánh giá cơ hội tăng ở nhóm này vẫn còn. Ngay cả các quan điểm tích cực cũng thực hiện giảm tỷ trọng cổ phiếu hoặc đưa về ngưỡng cần bằng. Các chuyên gia thận trọng dĩ nhiên hạ tỷ trọng. Thậm chí các nhịp phục hồi ở cổ phiếu vẫn được khuyến khích để chốt lời.
Thị trường tuần qua trải qua biến động mạnh khi sụt giảm mạnh trong 2 phiên đầu tuần và hồi phục mạnh phiên cuối tuần. Theo tôi nguyên nhân chính đến từ các vấn đề về mặt kỹ thuật như bảng điện hiện thị không chính xác giữ liệu giao dịch, hiện tượng nghẽn lệnh vẫn xảy ra ở 1 vài thời điểm và đặc biệt là việc nhà đầu tư bị hạn chế sửa, huỷ lệnh giao dịch.
Tuần giao dịch 7/6 – 11/6 chứng khiến diễn biến kém khả quan của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tính chung 5 ngày giao dịch tuần qua, có 25/26 mã cổ phiếu ngân hàng giảm giá. Trong đó, PGB của PGBank là mã ngân hàng giảm sâu nhất (-11,5%) với 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng giá.
Ngoài BVB, một loạt mã ngân hàng khác cũng ghi nhận mức giảm trên 8% như BAB (-10,9%), NAB (-10,7%), SGB (-10%), ABB (-8,3%) và EIB (-8,9%). Đây chủ yếu là các ngân hàng vừa và nhỏ được giao dịch trên UPCoM, có mức tăng mạnh trong vài tuần trước đó.
Sau hai phiên đầu tuần giảm đáng kể, những cố phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn như CTG, VCB, TCB… đã tăng mạnh trở lại trong phiên cuối tuần (11/6), mức giảm tính chung trong cả tuần dao động từ 2 – 5%.
Trong tuần, VIB, ACB và VBB đã chốt quyền chia cổ tức, do đó giá cổ phiếu của ba ngân hàng này đã bị pha loãng. Tính theo mức giá đã pha loãng, mức giảm giá của ba cổ phiếu này trong tuần lần lượt là 0,3%, 4,3% và 5,2%.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, các chỉ số quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam là CPI tăng 1,29%. So với dữ liệu quá khứ, mức tăng 1,29% này thấp hơn mức trung bình và cách xa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát 3% đề ra đầu năm. Mặc dù tác động của lạm phát đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa để điều chỉnh và cung cấp cung tiền vào thị trường. Vốn đầu tư công trong 5 tháng đạt 133.400 tỷ đồng và mới đạt 28,7% so với kế hoạch năm. Với tình hình chậm giải ngân, TVSI nhận định, vốn đầu tư công sẽ được tích cực đẩy mạnh trong 6 tháng cuối năm 2021 để hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% như Chính phủ đã đặt ra.
Đà tăng của VN-Index đã phá vỡ phần lớn dự báo trước đó nhờ lượng tiền mạnh và dồi dào, giúp chỉ số liên tục phá đỉnh lịch sử. Nhưng tình trạng lỗi hệ thống giao dịch hiện nay trên HOSE đang là cản trở lớn cho chỉ số tiếp tục đi lên và phần nào làm xáo trộn tâm lý nhà đầu tư hiện tại. Do vậy, kỳ vọng hệ thống thông suốt trở lại sẽ là chìa khóa cho diễn biến tiếp theo của VN-Index. Dự báo thị trường của TVSI dựa trên ba kịch bản đối với GDP trong nước, thấp nhất là tăng trưởng 5,5% và cao nhất là 7%, lạm phát từ 2% đến 4%, tương ứng mức điểm của VN-Index sẽ trong khoảng 1.250 đến 1.450 điểm với điều kiện thanh khoản trung bình từ 15.000 đến 35.000 tỷ đồng/phiên.