Dịch bệnh đang ngày càng phức tạp nên việc giảm lãi suất cho vay là mong muốn của nhiều DN, hộ kinh doanh. Động thái này của các nhà băng khiến nhiều người lo ngại, lãi vay có thể bị đẩy lên cao, nhưng lãi suất huy động lại không tăng có nhiều lo ngại cho dòng tiền sẽ chảy vào chứng khoán thay vì gửi ngân hàng như trước.
Rảo một vòng bảng lãi suất cho vay của các NH, có thể thấy lãi vay vẫn chưa được điều chỉnh.
Đối với các khoản vay cá nhân, hộ kinh doanh, Vietcombank vẫn áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho vay từ 6,79 – 7,29%/năm đối với cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vay nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, mua bất động sản, mua xe, tiêu dùng… Riêng với khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, ngân hàng dành mức lãi suất đặc biệt ưu đãi chỉ 5,7%/ năm đối với khoản vay dưới 6 tháng; 6,3%/năm đối với khoản vay từ 6 – 9 tháng và 6,9% với khoản vay từ 10 đến 12 tháng.
BIDV đang triển khai gói tín dụng ngắn hạn lãi suất ưu đãi với quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể, từ nay đến hết ngày 30/9/2021, khách hàng khi vay vốn kỳ hạn đến 3 tháng được hưởng lãi suất từ 3,8%/năm đến tối đa 5,5%/năm; từ 4,0%/năm đến tối đa 6,0%/năm khi vay kỳ hạn trên 3 – 6 tháng và từ 4,5%/năm đến tối đa 6,5%/năm khi vay các kỳ hạn trên 6 tháng đến 9 tháng. Với một số ngân hàng lớn như Techcombank, VietinBank,… hiện dao động quanh mức 3,1 – 5,9% cho các kỳ hạn từ 1 tháng tới 1 năm. Lãi suất cho vay được công bố ổn định ở ngưỡng 6 – 10%/năm.
Trong bối cảnh hiện nay, các DN “vay được” ở ngân hàng thì cũng phải dựa trên các kế hoạch kinh doanh, dựa trên dự án (hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch mở rộng nhà xưởng, mua vật liệu, hàng hóa…) nên sẽ kiểm soát tốt dòng tiền, nên dòng tiền có chạy qua bất động sản thì rất ít và hiếm, không phải là con số quá lớn và quá nhiều. Liên quan đến lo lắng liệu duy trì mặt bằng lãi suất thấp, dòng tiền sẽ chảy mạnh qua các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản?.
Trước đó, Ngân hàng Sacombank cũng áp dụng biểu lãi suất mới từ 10/5, tăng 0,1 – 0,2 %/năm đối với nhiều kỳ hạn. Cụ thể, khách gửi tiết kiệm tại quầy kỳ hạn 2 tháng là 3,5%/năm; kỳ hạn 3 – 5 tháng 3,6%/năm; kỳ hạn 6 tháng lên 5%/năm…, các mức lãi suất này tăng thêm 0,2 điểm % so với trước đó. Một số kỳ hạn dài lãi suất được điều chỉnh tăng thêm 0,1 điểm %, gồm: Kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng với lãi suất lần lượt là 5,7%/năm; 5,7%/năm và 6,4%/năm. TPBank cũng vừa công bố biểu lãi suất mới trong đó bổ sung thêm gói tài khoản Đắc Lộc, với lãi suất cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng là 6,5%/năm, cao hơn 0,5 điểm % so với mức lãi suất gửi tiết kiệm thông thường. Đây cũng là lần đầu tiên ngân hàng thay đổi biểu lãi suất kể từ tháng 2. Ngân hàng Techcombank cũng mới điều chỉnh lãi suất ở nhiều kỳ hạn theo hướng tăng đáng kể (từ 0,65 điểm % đến 0,9 điểm %) so với biểu lãi suất trước đó. Cụ thể, khi khách hàng thường dưới 50 tuổi gửi tiết kiệm từ 3 tỷ đồng trở lên lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng sẽ được nhận lãi suất 2,9%/năm; kỳ hạn 6-11 tháng 4,6%/năm; kỳ hạn từ 12-35 tháng là 5,2%/năm…
Nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh, sau một vài phiên giao dịch đã bằng cả lãi tiền gửi tiết kiệm trong 1 năm nên các nhà băng phải tính toán điều chỉnh lãi suất huy động để “giữ chân” tiền gửi tiết kiệm.
Kiên Cương