Tăng vốn tại Maritime Bank lại không phải câu chuyện dễ dàng. Trong gần 1 thập kỷ qua, nhà đầu tư đã quá quen với việc “cổ phiếu ế” MSB. Thị trường chứng khoán nhiều lần, cổ đông lớn đã thất bại khi muốn thoái vốn tại Maritime Bank.
Maritime Bank có vốn điều lệ tầm trung, lên đến 11.750 tỷ đồng. Thế nhưng, lợi nhuận mà đơn vị này thu được lại thấp hơn nhiều so với một số ngân hàng cũng nằm ở tầm trung với vốn điều lệ thấp hơn một chút.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là cổ đông lớn tại Maritime Bank. Mấy năm gần đây, VNPT nhiều lần nỗ lực thoái vốn khỏi ngân hàng này. Bao nhiêu lần nỗ lực là bấy nhiêu lần thất bại.
Vào đầu năm 2018, VNPT ghi nhận lần thứ 3 liên tiếp không bán được cổ phần MSB tại Maritime Bank. Nguyên nhân là không có nhà đầu tư nào tham gia mua dù giá khởi điểm rất thấp, chỉ từ 11.900 đồng/cổ phiếu đến 12.400 đồng/cổ phiếu. Thất bại này nằm trong dự báo của nhà đầu tư vì ở thời điểm đó, thị giá MSB trên OTC thấp hơn 11.900 đồng/cổ phiếu rất nhiều. VNPT không phải nhà đầu tư duy nhất thất bại khi cố gắng bán cổ phần MSB. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng trải qua 3 lần muốn bán MSB từ năm 2016 với các mức giá 11.700 đồng/cổ phiếu, 10.600 đồng/cổ phiếu và 12.400 đồng/cổ phiếu nhưng đều không thành công.
Với việc cổ phiếu liên tục “ế”, Maritime Bank không dễ dàng tăng vốn bằng cách huy động vốn từ bên ngoài. Cách tốt nhất mà Maritime Bank chọn chính là phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Tỷ lệ này là 30%. Nếu thành công, vốn của Maritime Bank sẽ tăng lên 15.000 tỷ đồng.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Maritime Bank, tăng vốn là một trong những biện pháp được nghĩ tới nhiều. Tại ĐHĐCĐ diễn ra trong ngày 24/3/2021 của Maritime Bank, lãnh đạo ngân hàng đã đề xuất tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng. Kế hoạch này được cổ đông thông qua.
Tuy nhiên, cổ đông đề nghị ngân hàng có tầm nhìn dài hạn hơn. Cổ đông đặt ra câu hỏi nếu năm nay tăng vốn lên hơn 15.000 tỷ đồng thì bao giờ đạt trên 1 tỷ USD. Sau khi tăng vốn, nếu tính theo thị giá hiện tại thì vốn hoá của ngân hàng cũng đã đạt trên 30.000 tỷ, hơn 1 tỷ đô. Cụ thể, với thị giá khoảng 22.000 đồng/cổ phiếu, thị giá Maritime Bank đạt 25.454 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD).
Cụ thể, một số ngân hàng đang “cùng chiếu” với Maritime Bank có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB (11.094 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPB (10.717 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông – OCB (10.959 tỷ đồng),…
Vốn điều lệ cao hơn VIB, TPB, OCB và LPB nhưng Maritime Bank lại thua xa các đơn vị này về lãi ròng. Trong năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Maritime Bank dù tăng gần gấp đôi nhưng cũng chỉ đạt 2.011 tỷ đồng. Trong khi đó, con số này tại VIB, TPB và OCB lần lượt là 4.642 tỷ đồng, 3.094 tỷ đồng và 2.582 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn tại Maritime Bank thấp, chỉ là 17,11%. Tỷ lệ này tại VIB, TPB và OCB là 41,8%, 28,87% và 23,56%. Có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn tại Maritime Bank thấp hơn rất nhiều tại VIB, TPB và OCB.
Chuyện lao lý của chủ quản đến tái cơ cấu cổ phần không ai mua
Cổ phiếu MSB đáng lẽ sẽ hấp dẫn nhờ ban lãnh đạo quyền lực, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 30%… Nhưng liệu nhà đầu tư có muốn kết bạn lâu dài, khi Maritime Bank đậm chất “gia đình” và “cây nhà lá vườn” cho hệ sinh thái.
Sau cú sốc “đắm thuyền” từ đơn vị chủ quản cũ Vinaline, và cũng tới 3 – 4 năm rậm rịch chờ đợi, cuối cùng Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) cũng đã chính thức lên sàn chứng khoán với nhiều cơ hội và hứa hẹn. Riêng đối với ngân hàng này mà nói, đây là minh chứng cho những nỗ lực của ban lãnh đạo, cụ thể là vợ chồng Chủ tịchTrần Anh Tuấn.
Theo thông tin từ HoSE, hơn 1,17 tỷ cổ phiếu MSB của Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) chính thức giao dịch trên HoSE từ ngày 23/12/2020, giá tham chiếu là 15.000 đồng/cp. Tương ứng, vốn hoá thị trường của ngân hàng thời điểm chào sàn vào khoảng 17.600 tỷ đồng.
Maritime Bank được thành lập năm 1991. Cổ đông lớn gồm có Vinaline, Gemadept và Công ty Vận tại biển (VOS). Được nuôi dưỡng bởi những tập đoàn và tổ chức lớn, sau 30 năm kể từ ngày thành lập (năm 1991), MSB đã vươn mình từ một ngân hàng có 40 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu, nay đã đạt con số 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chặng đường phát triển của MSB không thiếu những con sóng lớn của biển cả. Và hình bóng của Vinalines dường như lại là nỗi ám ảnh lớn đối với ngân hàng này trong nhiều năm trời.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của Vinalines trong giai đoạn 2005 – 2010. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo dính vào hành vi tham ô tài sản. Đến giai đoạn Vinaline phải tái cơ cấu, VID Group đã xuất hiện với vai trò chủ chốt, khi ông Trần Anh Tuấn giữ chức Phó Chủ tịch.
Ngân hàng MSB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 30% mỗi năm. Theo đó, năm 2020, lợi nhuận có thể khoảng 2.400 – 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận và nợ xấu của Maritime Bank chưa được hài hoà và tương xứng.
Theo số liệu ngân hàng vừa cập nhật, trong 11 tháng đầu năm 2020, tổng tài sản của MSB riêng lẻ đạt trên 166.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận trước thuế vượt mục tiêu kế hoạch năm hơn 36%, đạt hơn 2.302 tỷ đồng, tăng 116% so với 11/2019. Hệ số an toàn vốn CAR theo tiêu chuẩn Basel 2 đạt 10,8%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ghi nhận mức 28,8%, tỷ lệ nợ xấu tính theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN là 1,92% tại ngày 30/11/2020.
Trước khi lên sàn, cổ phần MSB có vẻ không hấp dẫn nhà đầu tư. Cuối tháng 11 năm nay, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) thông báo bán đấu giá toàn bộ vốn tại Maritime Bank – MSB. Tuy nhiên đến ngày 18/12/2020, HNX nhận được công văn của DATC về việc dừng tổ chức bán đấu giá để thực hiện điều chỉnh phương án thoái vốn tại doanh nghiệp niêm yết theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cuối năm 2019, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) dự kiến chào bán hơn 4 triệu cổ phần Maritime Bank với mức giá 11.800 đồng/cổ phần. DATC muốn thoái vốn trong bối cảnh Maritime Bank dự kiến sẽ niêm yết trên sàn HOSE và kỳ vọng đạt giá trị vốn hóa 1,1 tỷ USD. Bất chấp thông tin này, cổ phiếu MSB của DATC cũng không “đắt khách”. Sau vài lần bán không có người mua, mới đây, cuối tháng 3/2021, DATC lại đăng ký bán hơn 4 triệu cổ phiếu MSB theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 6/4 đến 5/5. Đây là phương án khả thi nhất khi thanh khoản mỗi ngày của cổ phiếu MSB đạt khoảng 8 triệu cổ phiếu.
Theo công bố, DATC bán đấu giá hơn 4,03 triệu cổ phần MSB trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với giá khởi điểm trên 52,41 tỷ đồng, tương đương với 13.000 đồng/1 cổ phần.
Tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra của Maritime Bank, cổ đông không giấu tham vọng “vốn tỷ đô”. Cùng lúc đó, cổ phiếu mã MSB của ngân hàng này rơi vào tình trạng ế ẩm. Thế nhưng, Maritime Bank đang trong tình trạng lợi nhuận thua xa nhiều đơn vị quy mô nhỏ hơn. Vì thế, tăng vốn là một trong những cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đây là điều không dễ dàng vì cổ phiếu MSB rơi vào tình trạng ế ẩm.
Nhật Hạ
( Tổng Hợp)