Thị phần tín dụng của các ngân hàng nhóm quốc doanh trong ngắn hạn sẽ duy trì xu hướng giảm do thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng cao và áp lực về vốn lớn.
Nhóm ngân hàng quy nhỏ còn lại có thị phần trên 1% (TPBank, VIB, Eximbank…), hầu hết đều có tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn 2016 – 2020, nhưng TPBank là ngân hàng duy nhất có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trên 30%. Năm 2020, ngân hàng này cũng gia tăng tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp.
Dự báo cho năm 2021, VDSC cho rằng các ngân hàng tư nhân lớn, bao gồm Techcombank, MB, VPBank, ACB dự kiến sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng tín dụng, đạt trên mức trung bình của ngành.
VDSC cho biết có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang trái phiếu doanh nghiệp vào năm 2020 để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong một năm mà nhu cầu vay vốn bị ảnh hưởng.
Tại Techcombank, mặc dù có tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016-2019 một phần đóng góp từ trái phiếu doanh nghiệp (14%), đã tăng mạnh tỷ trọng công cụ nợ này vào năm 2020. Sáu ngân hàng trong nhóm này đã tăng số dư trái phiếu doanh nghiệp thêm 88 nghìn tỷ đồng trong năm 2020, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tăng trưởng tín dụng.
Tỷ lệ đóng góp của trái phiếu doanh nghiệp vào tăng trưởng tín dụng năm 2020 trong nhóm dao động từ 20% (MB) đến 38% (Sacombank). Tuy vậy, điều này là chưa đủ để đánh giá đã có sự thay đổi khẩu vị rủi ro của các ngân hàng này, ngoại trừ Techcombank hoạt động tích cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây.
phần lớn thị phần gia tăng những năm qua thuộc về các ngân hàng thương mại tư nhân, trong khi thị phần tín dụng của các ngân hàng quốc doanh bị thu hẹp. Cụ thể, các ngân hàng quốc doanh đã mất 1,42 điểm % thị phần tín dụng trong 5 năm qua, còn nhóm ngân hàng tư nhân nắm giữ trên 2% thị phần đã tăng 3,5 điểm %.
Đối với các ngân hàng tư nhân nắm giữ trên 2% thị phần tín dụng (MB, Techcombank, VPBank, Sacombank, ACB, SHB), MB đứng đầu với mức tăng 0,9 điểm %.
Sacombank là ngân hàng duy nhất đánh mất thị phần tín dụng (-0,02 điểm %). Khẩu vị rủi ro và độ dày vốn được phản ánh thông qua mức tăng trưởng tín dụng bình quân 5 năm, trong đó Sacombank có mức thấp nhất (14,5%) do quá trình xử lý tài sản xấu tồn đọng.
Hơn nữa, theo số liệu của Fiin Ratings từ 29 ngân hàng thương mại chiếm 86% dư nợ toàn hệ thống thì cơ cấu dư nợ dài hạn chiếm 31% tương đương 2,2 triệu tỷ VND (khoảng 94 tỷ USD). Với quy mô phát hành mới 429,5 nghìn tỷ VND năm 2020 (khoảng 18,5 tỷ USD) chiếm 19,5% dư nợ dài hạn vào cuối tháng 9-2020, sẽ rất khó để năng lực cho vay dài hạn của các ngân hàng thương mại có thể đáp ứng.
Áp lực lên trái phiếu
Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong năm 2020, khối lượng phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước tăng 29% so với năm 2019 đạt khoảng 430.000 tỷ đồng; trong đó, phát hành riêng lẻ chiếm 93,4% tổng khối lượng phát hành, tăng 30,4% so với năm 2019; phát hành ra công chúng tăng 33% so với năm 2019.
Tính trong giai đoạn 2017-2020, tốc độ tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt bình quân 48%/năm.
Theo VCBS, trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách linh hoạt với định hướng trong việc đẩy mạnh sự chuyển dịch sang cơ cấu tín dụng bền vững, giữ tỷ trọng vừa phải với khu vực cho vay bất động sản.
Bối cảnh lãi suất được kỳ vọng tiếp tục giảm và sau đó duy trì ở mặt bằng thấp là động lực cho doanh nghiệp tái cấu trúc vốn, tận dụng huy động trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường đã chứng kiến số lượng doanh nghiệp cùng số đợt phát hành tăng nhanh trong năm 2020. Đây là cơ sở để kỳ vọng trái phiếu doanh nghiệp là vẫn kênh huy động vốn đựợc nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn trong thời gian tới.
“Xem xét một cách tổng thể hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ vẫn đựợc các tổ chức phát hành và các tổ chức ưu tiên lựa chọn. Tuy vậy, với việc cần thời gian để thích nghi với các điều kiện pháp lý, khối lượng phát hành sẽ có xu hướng suy giảm so với cùng kỳ ít nhất cho đến hết nửa đầu năm 2021”, các chuyên gia của VCBS nhận định.
Về mặt dài hạn, trong một báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành đầu tháng 2/2021, Công ty cổ phần Fiin Group cho rằng, kênh huy động qua trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ phát triển mạnh và quy mô sẽ sớm tiệm cận với quy mô thị trường cổ phiếu.
Theo TS.Cấn Văn Lực, rủi ro lớn nhất đối với sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp là rủi ro thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến kỳ hạn, hay còn gọi là rủi ro tín dụng.
Và để đánh giá mức độ rủi ro của tổ chức phát hành, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các công ty xếp hạng tín nhiệm.
Tuy nhiên, do chưa có các tổ chính thống đứng lên làm việc này nên thị trường Việt Nam bùng nổ mà không sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
Như vậy, ngay từ khi bước chân vào thị trường, nhà đầu tư đã phải tự chấp nhận, tự xác định về chất lượng trái phiếu doanh của doanh nghiệp mình đã mua. Trong khi đó, tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp có cả nhà đầu tư cá nhân, rất thiếu kiến thức, thiếu thông tin.