Hiện nay một số ngân hàng cũng đã bắt đầu cảnh báo chiêu thức lừa đảo khác trong dịp cuối năm thông qua hình thức giả mạo hợp đồng vay vốn, website/fanpage, tin nhắn nhằm chiếm đoạt tài sản và thông tin khách hàng.
Dù chưa ghi nhận sự cố nào, nhưng Vietcombank mới đây đã có cảnh báo tới khách hàng về hình thức lừa đảo tương tự.
Theo đó, Vietcombank khuyến cáo khách hàng cần tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc; không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua điện thoại, email…
Đồng thời, không sử dụng các tính năng lưu mật khẩu để đăng nhập tự động, không sử dụng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng trực tuyến và mật khẩu thư điện tử hoặc mật khẩu đăng nhập vào các mạng xã hội.
Ngân hàng cũng khẳng định không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của khách hàng dưới bất cứ hình thức nào.
Nhiều khách hàng của Sacombank cho biết họ nhận được tin nhắn với nội dung: “Phát hiện tài khoản của bạn đăng nhập vùng bất thường, vui lòng đăng nhập https://vn-sacombank.com để xác nhận thông tin và thay đổi mật khẩu”. Tin nhắn trên cũng được gửi từ đầu số tổng đài của Sacombank.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có thông tin cảnh báo về việc hiện nay có các tin nhắn SMS mạo danh ngân hàng gửi đến khách hàng nhằm mục đích lừa đảo.
ACB khẳng định rằng các yêu cầu cung cấp thông tin hoặc số OTP hoặc mời bấm link đều là giả mạo. ACB khuyến cáo khách hành cảnh giác và chỉ giao dịch với ACB qua các kênh chính thức như ứng dụng và website online.acb.com.vn.
Theo phản ánh, vào tối ngày 3/2, nhiều khách hàng nhận được tin nhắn với nội dung “Chung toi phat hien tai khoan cua ban dang tieu dung o nuoc ngoai. Neu khong phai ban dang tieu dung vui long nhap vao https://v-acb.com de huy thanh toan” cùng một đường link truy cập.
Đáng chú ý, tin nhắn trên được gửi từ đầu số tổng đài mang tên ACB.
Theo Công an TP HCM, anh T, một nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo này, cho biết sau khi kích theo đường link, anh đã nhận được tiếp một tin nhắn từ đầu tổng đài này với nội dung: “ACB Online: Ma xac thuc OTP cua 15314…. la 3186243. Quy khach dang Chuyen tien NHANH ngoai ACB, so tien 3,300,000”.
Chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, anh T. bất ngờ phát hiện trong tài khoản của mình đã bị trừ mất 3,3 triệu đồng như nội dung tin nhắn thông báo.
Kiểm tra thông qua ứng dụng ACB mobile, anh T. cho biết vào thời gian 20 h23′, tài khoản của anh đã nhập lệnh chuyển tiền tới một tài khoản VietinBank có tên “LE THI TUYET”.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên có đối tượng mạo danh tổng đài của ngân hàng gửi đi những tin nhắn có nội dung lừa đảo.
vào thời điểm cuối năm, khi nhu cầu thanh toán, mua sắm tăng cao, việc kẻ gian sử dụng tên TECHCOMBANK làm tên email có thể khiến khách hàng hiểu lầm, dẫn tới cung cấp thông tin cá nhân, có thể bị khai thác cho mục đích xấu.
Do đó, Techcombank khuyến nghị khách hàng kiểm tra địa chỉ email Techombank bằng cách trỏ và bấm chuột phải địa chỉ email gửi đến để kiểm tra chính xác (đối tượng lừa đảo có thể dùng cách hiển thị giả email có đuôi “techcombank.com.vn” để đánh lừa khách hàng, nhưng thực tế là một địa chỉ email khác).
Tất cả các đường link (URL) trong email được gửi từ Techcombank đều sẽ là (.techcombank.com.vn.). Đồng thời Techcombank không yêu cầu khách hàng xác nhận thanh toán hoặc giao dịch qua email. Nếu nghi ngờ, khách hàng không nhấp vào liên kết (link) trong email và không mở file đính kèm.
Trong khi đó, theo thông tin ghi nhận về thủ đoạn mới của tội phạm công nghệ cao nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng, Eximbank cho biết có hình thức lừa đảo mới của tội phạm.
Cụ thể, đối tượng lừa đảo gửi tin nhắn đến khách hàng với nội dung tương tự như: “Eximbank cập nhật phần mềm của ngân hàng”, “EXIM tài khoản đã đóng băng hãy kiểm tra lại”…, kèm đường dẫn đến các trang web giả mạo do các đối tượng tự tạo ra và kiểm soát như www.tcbs.com, www.exitxxx.com…
Các trang web giả mạo có giao diện được sao chép gần giống website Internet Banking của Eximbank nên khách hàng dễ nhầm lẫn đây là trang web chính thức của ngân hàng.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, các trang web này sẽ yêu cầu khách hàng đăng nhập, cung cấp thông tin cá nhân, cung cấp mã xác thực OTP…
Khi có được các thông tin, các đối tượng sẽ có thể thực hiện các giao dịch giả mạo, gian lận nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Vì vậy, Eximbank khuyến cáo khách hàng cảnh giác và tuyệt đối không thực hiện truy cập, cung cấp thông tin cũng như thực hiện bất kỳ giao dịch nào trên các website, đường dẫn khi nhận được các tin nhắn tương tự nêu trên.
Ngoài ra, kẻ gian sử dụng tin nhắn định danh (SMS Brand Name) giả để đánh lừa người dùng, tạo niềm tin để họ đăng nhập vào website nhằm đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng.
Tin nhắn định danh là tin nhắn không hiển thị số thuê bao mà chỉ hiện tên của các thương hiệu đã được đăng ký và xét duyệt từ nhà mạng.
Đây là phương thức được nhiều nhãn hàng tin dùng, trong đó có ngân hàng, thương hiệu kinh doanh lớn… nhằm dễ dàng thông tin tới người dùng cũng như để định danh.
Mới đây, một số người sử dụng dịch vụ của ngân hàng Sacombank cho biết, họ nhận được tin nhắn định danh từ đơn vị này thông báo về việc xác thực tài khoản để tránh bị khóa.
Trong tin nhắn có kèm một đường dẫn, khi nhấn vào sẽ hiện ra trang web có giao diện y hệt với website chính thức của ngân hàng và yêu cầu người dùng nhập thông tin đăng nhập tài khoản internet banking.
Do đây là tin nhắn định danh dưới tên của ngân hàng nên nạn nhân không hề nghi ngờ, thực hiện theo tuần tự các bước, kể cả khâu nhập mật khẩu dùng 1 lần (OTP).
OCB cho biết gần đây, nhà băng này có tiếp nhận thông tin từ khách hàng thông báo việc một số đối tượng xưng là nhân viên OCB, thông báo khách hàng được duyệt mở thẻ tín dụng với hạn mức cao, miễn lãi phí trong 3 năm, yêu cầu người nhận trả phí phát hành thẻ với số tiền từ 300.000 – 400.000 đồng để nhận thẻ sử dụng.