Sự sụt giảm rất mạnh của nguồn cung đã dẫn tới giá bất động sản tăng cao trong năm 2020. Dù đây là quy luật của kinh tế thị trường nhưng ông Võ lo ngại rằng nếu tình trạng cung thấp hơn cầu kéo dài trong 2 – 3 năm tới thì nguy cơ đầu cơ “bong bóng” rất cao.
Lực cầu tuy giảm nhưng thu hút đầu tư ngoài ngành làm tăng thêm lực cầu đầu tư mới trên thị trường, cộng với đầu tư phát triển hạ tầng của nhà nước. Con số ấn tượng về lượng giao dịch, 74.500 sản phẩm đã được giao dịch thành công, tương đương 50% giao dịch thành công của năm 2019. Tỷ lệ hấp thụ rất cao, tại Tp.HCM lên đến 80%, giá bất động sản tại nhiều địa phương tăng.
Nguồn cung bất động sản giảm thì nguy cơ bong bóng rất cao
Theo ông Nguyễn Văn Đính, giá bất động sản năm 2021 có thể tăng trên 10% so với năm 2020. Động thái tích cực từ cơ quan chính phủ trong năm 2021, có thể thấy có các động thái quyết liệt để cởi trói cho thị trường. Vốn FDI sẽ đổ mạnh vào Việt Nam. Quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ đều có những bài học được rút ra từ cuộc khủng hoảng Covid-19 năm 2020 vì vậy sẽ hiệu quả hơn.
Trong khi đó, ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, thị trường bất động sản đã bị tác động tiêu cực do pháp lý trước khi Covid-19 tới, song Việt Nam vẫn tăng trưởng kinh tế trong khi nhiều quốc gia rơi vào tình trạng tăng trưởng âm.
Nhận định về thị trường bất động sản năm 2021, các chuyên gia kinh tế đánh giá, khó có nguy cơ xảy ra khủng hoảng, ảo hay “bong bóng”. Hơn nữa, bất động sản du lịch không chỉ hướng biển nữa mà lan tỏa cả vùng rừng núi và giá bất động sản dự báo sẽ tăng ở mức trên 10% so với năm 2020.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng không phải đến năm nay, thị trường bất động sản mới chững lại, thực tế thị trường bất động sản đã bị tác động tiêu cực do pháp lý trước khi COVID-19 tới.
Từ năm 2013, đã có nghị quyết về giải cứu thị trường bất động sản khi trước đó, năm 2011 và 2012 là khủng hoảng thừa, còn năm 2020 là khủng hoảng thiếu và có thể nói là tệ hơn cả năm 2011, 2012. Kinh nghiệm trải qua thời điểm xấu và cả khủng hoảng thiếu cũng đã trải qua, sang năm 2021, thanh khoản sẽ rực rỡ hơn, cao hơn so với năm 2020.
5 tháng cuối năm 2020, thị trường bất động sản đã có những yếu tố bùng lên, tạo tiền đề cho năm 2021 sáng sủa hơn rất nhiều. Bất động sản thường nói là kiêng tháng ngâu, tháng cô hồn, nhưng riêng trong năm nay từ thời điểm tháng 7 âm lịch thị trường đã rực rỡ.
Năm 2020, nhiều nơi bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá nhà đất vẫn tăng giá. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định cần thận trọng ở nhiều khu vực đang bị thổi giá quá đà.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, năm 2020 được đánh giá là năm chứng kiến nhiều biến động nhiều lĩnh vực nền kinh tế bởi COVID-19 và bất động sản cũng không nằm ngoài guồng quay bất định này. Thế nhưng, điểm khác biệt lớn nhất của thị trường địa ốc với nhiều mảng ngành chính là lấy lại đà phục hồi nhanh chóng ngay từ quý III/2020 trở lại đây.
Gỡ vướng pháp lý
Về những vướng mắc về pháp lý khiến số lượng dự án bất động sản giảm, theo ông Võ có hai khoảng trống lớn hiện nay là việc phê duyệt dự án trên đó có nhiều loại đất, có sự vênh giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở khi Luật Nhà ở yêu cầu đất xây dự án Nhà ở phải là đất ở trong khi Luật Đất đai lại cho phép các loại đất khác.
Các loại hình bất động sản mới như: Condotel, shophouse, officetel hiện vẫn chưa được cấp sổ hồng. Theo hướng dẫn từ công văn 703 của Bộ Tài nguyên & Môi trường vẫn cấp giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư và thời hạn vẫn là 50-70 năm.
Việc không có sổ hồng làm các nhà đầu tư thứ cấp, cá nhân kém “mặn mà”, rời bỏ phân khúc này. Mặc dù, hiện tại phân khúc này vẫn phát triển nhờ động lực từ các nhà đầu tư lớn nhưng thiếu đi các nhà đầu tư cá nhân. Đây là thiếu sót rất lớn. Ngay cả các địa phương cũng muốn hoàn thiện khung pháp lý để thu hút đầu tư.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh, thị trường BĐS giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến 35 ngành nghề khác nhau. Đại hội Đảng lần thứ XI và XII đã xác định một trong 3 điểm nghẽn chính của kinh tế Việt Nam là cơ chế chính sách.
Sự chồng chéo trong các luật như Luật Nhà ở, Luật Đất đai khiến thị trường gặp khó khăn. Vì vậy, điểm nghẽn về thể chế pháp luật là một trọng tâm cần phải giải quyết cho BĐS Việt Nam, bởi các doanh nghiệp đều mong muốn môi trường kinh doanh đạt được sự công bằng, minh bạch, thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh.
Nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp BĐS đã hoạt động mạnh trở lại, bắt đầu mở bán các dự án, công bố kế hoạch kinh doanh sau dịch, cùng với kế hoạch tuyển dụng lao động và tìm kiếm nhân sự phù hợp cho kế hoạch lâu dài. Mặc dù thị trường còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp phát triển BĐS đã có những giải pháp tiếp cận khách hàng, thay đổi khu vực phát triển để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI và xu thế đô thị hóa ở những địa phương ngoài các đô thị lớn.