Sự chồng chéo, mâu thuẩn trong luật đất đai năm 2013 gây không ít khó dễ cho doanh nghiệp địa ốc cũng như chính quyền địa phương. Từ những khó khăn đó, Chính phủ có quyết định ban hành luật đất đai sửa đổi năm 2021.
Trong những năm vừa qua việc thi hành luật đất đai cũng như các văn bản quy định đến tài nguyên đất đai không thể hiện rỏ trong nghị quyết luật đất đai năm 2013. Điều này gây rất nhiều khó dễ cho doanh nghiệp là chủ đầu tư cũng như là chính quyền, với hi vọng có môi trường đầu tư mở các chủ đầu tư đang trông chờ vào Luật đất đai sửa đổi năm 2021 của chính phủ.
Chính phủ hành động
Trước đó (tháng 8/2020), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 1188/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (Ban Chỉ đạo). Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng ban thường trực. Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng ban.
Ngoài ra, Kế hoạch hoạt động ban hành kèm theo quyết định trên cũng thông qua báo cáo Tổng kết thi hành Luật Đất đai trong tháng 9/2021. Chỉ đạo việc hoàn thiện Báo cáo tổng kết về thi hành Luật Đất đai trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10/2021.
Trong văn bản tổng kết thi hành Luật Đất đai tập trung các nội dung cơ bản như: Đánh giá chồng chéo, mâu thuẫn và không thống nhất giữa Luật Đất đai năm 2013 với Luật chuyên ngành có liên quan và sự phù hợp; kết quả tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai; đánh giá những kết quả đạt được của Luật Đất đai và thực tiễn thi hành trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về đất đai; những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật Đất đai, các văn bản quy định chi tiết thi hành và thực tiễn tổ chức thực hiện quy định của Luật; xác định và phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập đó.
Bên cạnh đó, đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung những nội dung của Luật Đất đai và các pháp luật khác có liên quan.
Về xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Phó thủ tướng Trị Đình Dũng chỉ đạo thông qua kế hoạch và tiến độ xây dựng Luật Đất đai sửa đổi; xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) theo quy định và tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan; hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ và hoàn thiện hồ sơ để Chính phủ trình Quốc hội.
Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, một số đạo luật mới được ban hành như Luật Quản lý tài sản công, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư công, Luật Lâm nghiệp… đã có các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai còn chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Đất đai, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thi hành luật.
Về ý nghĩa của các mốc thời gian trong Luật Đất đai năm 2013: Ngày 1/7/2004 là ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành; ngày 1/1/2008 là thời hạn thống nhất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất bằng Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 66 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; ngày 1/7/2014 là ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành.