Với những kinh nghiệm chống dịch trước đó, triển khai các biện pháp chống dịch nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan và kiểm soát dịch tốt hơn. Chính vì vậy nhưng vẫn chưa có cái nhìn tích cực về triển vọng phục hồi của thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam trong thời gian tới.
Thị trường phục hồi khá chậm, mặc dù có nguồn cầu nội địa tuy nhiên vẫn chưa được xem là đủ ổn định để có thể tác động rõ rệt đến hoạt động của Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng vì hiện nguồn cầu chỉ thực sự tăng vào cuối tuần trong khi nhu cầu vào các ngày trong tuần vẫn còn khá thấp. Hầu hết các Khách sạn đều tập trung cắt giảm chi phí để có thể đạt được điểm hòa vốn hoạt động, chỉ một số rất ít có thể kỳ vọng đạt kết quả khả quan cho năm 2020.
Trường hợp gần đây tại TP.HCM phần nào gây nên hoang mang và lo lắng trong cộng đồng, nhưng với những kinh nghiệm chống dịch trước đó, các cơ quan ban ngành đã và đang nhanh chóng triển khai các biện pháp chống dịch nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan và kiểm soát dịch tốt hơn.
Vẫn kỳ vọng tình hình năm 2021 có khả năng phục hồi và chủ yếu tập trung vào quý Ba, quý Tư năm 2021, khi các hạn chế đi lại có thể được nới lỏng và khách du lịch kết hợp hội nghị hội thảo (MICE) cũng như khách du lịch cá nhân từ các khu vực lân cận khôi phục hoạt động du lịch, điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình hồi phục của thị trường Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng.
Nha Trang và Phú Quốc ghi nhận công suất phòng cao hơn, đặc biệt là vào cuối tuần nhờ các gói ưu đãi kích cầu du lịch. Tuy nhiên, toàn thị trường nghỉ dưỡng nói chung sẽ khó vượt qua ngưỡng công suất 25%, ngoại trừ một số Khu nghỉ dưỡng nằm ở các điểm đến lân cận các thành phố lớn có thể đạt cao hơn mức trung bình thị trường từ 10 đến 15 điểm phần trăm. Đà Nẵng vẫn đang nỗ lực để đạt được mức công suất 20%.
Một số khách sạn đưa ra mức giá dịch vụ thấp hơn so với thông thường nhằm gia tăng sức hút với nhóm khách du lịch có ngân sách thấp hơn, dẫn đến việc giá phòng trung bình có xu hướng giảm.
Dù kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm, trong tháng Mười vừa qua, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận mức công suất phòng cao nhất kể từ đợt giãn cách xã hội vào tháng Tư năm 2020. Việc phát triển vaccine và những kết quả đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã củng cố niềm tin cho Việt Nam trong quá trình hồi phục thị trường du lịch nghỉ dưỡng.
Theo Savills Việt Nam, trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, 11 tháng đầu năm 2020 là một khoảng thời gian khó khăn đối với các khách sạn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương với phần lớn có kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm đáng kể và một số ít quyết định đóng cửa tạm thời. Theo đó, công suất thuê phòng và mức giá phòng trung bình ngày (ADR) giảm mạnh, ước tính doanh thu phòng của khu vực giảm hơn một nửa.
Trong bối cảnh đó, tình hình hoạt động của các khách sạn tại Việt Nam sụt giảm nhiều so với khu vực, Doanh thu phòng giảm hơn 2/3 so với năm trước. Chỉ số ADR trong tháng 10 của cả nước đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái, và so với đầu năm, chỉ số này đã giảm gần 40%.
Căn hộ nghỉ dưỡng một năm đáng quên
Thực tế, xu hướng ly tâm để dịch chuyển về các thị trường mới đã diễn ra trong nhiều năm nay và dự kiến sẽ tiếp tục tăng tốc trong năm 2021, đặc biệt tại những điểm sáng như Bắc Ninh, Hòa Bình, Hạ Long (miền Bắc); Phan Thiết (Bình Thuận), Tuy Hòa (Phú Yên), Quy Nhơn (Bình Định), Thanh Hóa (miền Trung); Bình Dương, Long An, Đồng Nai (miền Nam)…
Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm, TP.HCM có tỷ lệ căn hộ giao dịch thành công giảm khoảng 60% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tại Bình Dương, tỷ lệ này tăng tới 276%. Hay tại Bình Thuận cũng xuất hiện nhiều “ông lớn” đổ bộ thị trường như Novaland, Apec Group, Hưng Lộc Phát, Nam Group,… trong đó nổi bật là dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né chuyển nhượng thành công số phòng kỷ lục là hơn 2500 căn hộ khách sạn. Tại Hạ Long, nhiều dự án đô thị và nghỉ dưỡng chứng kiến tỷ lệ hấp thụ kỷ lục giai đoạn quý 4/2020.
Tính riêng lĩnh vực bất động sản, ảnh hưởng từ sự thoái trào condotel cuối năm 2019 và đại dịch Covid-19 năm 2020, khiến các sàn giao dịch dần vắng bóng khách hàng. Theo DKRA Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm, phân khúc đất nền giá bán sơ cấp và thứ cấp giảm mạnh với chỉ một dự án mở bán, cung cấp ra thị trường khoảng 131 nền. Trong khi đó, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng với sản phẩm condotel ghi nhận sức tiêu thụ thấp nhất trong 5 năm qua với chỉ một dự án mở bán. Hay phân khúc căn hộ chỉ với 3 dự án mở bán, cung cấp khoảng 156 căn, bằng 32% so với cùng kỳ năm 2019 (khoảng 486 căn).
Sau thời điểm bùng phát dịch bệnh thứ 2 và mùa cao điểm bão lũ, thị trường Đà Nẵng hoàn toàn bước vào giai đoạn “ngủ đông”. Hiện tượng đóng băng trong giao dịch và hoạt động xây dựng bắt đầu diễn ra. Chủ đầu tư buộc phải tạm ngừng thi công theo quy định, dẫn tới việc thị trường không có nguồn cung. Sự khan hiếm nguồn hàng mới, giao dịch thứ cấp cũng hạn chế và phần nhiều là cắt lỗ khiến lực lượng bán hàng phải tạm thời chuyển hướng sang thị trường mới, thậm chí nhiều môi giới phải chuyển nghề.
Theo các đơn vị nghiên cứu, trong quý 3/2020, cả nước chỉ có 1 dự án condotel mới mở bán, cung cấp ra thị trường 71 căn condotel, chỉ bằng 27% so với quý 2 và bằng 3% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 39% nguồn cung mới, bằng 20% so với quý 2, nhưng chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm trước. Sức cầu đáng lo ngại.
Theo chuyên gia trong ngành, sự phát triển nhanh, mạnh các dự án condotel trong thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và của thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng, với tốc độ tăng trưởng khách du lịch lên đến khoảng 30%/năm đối với khách du lịch nội địa và khoảng 15%/năm đối với khách du lịch quốc tế trong các năm gần đây.
Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển nóng, vài năm gần đây, phân khúc này đã bị chững lại. Trong 3 quý đầu năm 2020, 2 đợt dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống của thị trường BĐS càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành BĐS du lịch – nghỉ dưỡng.