BĐS là một kênh đầu tư phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Ngoài các nhà đầu tư lớn còn có rất nhiều các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia. Song, không phải cứ đầu tư là thắng.
Chính phủ hiện đang gấp rút khắc phục các điểm nghẽn để khai thông, đẩy mạnh pháp lí tốt hơn nhằm cải thiện nguồn cung. Các ngành nghề cũng dần được mở rộng, kinh tế hồi phục thì thu nhập của người dân cũng tốt hơn. Nhờ đó, nhu cầu đầu tư tăng lên, nhu cầu sở hữu bất động sản cũng sẽ tăng lên.
Từng chia sẻ tại một Hội thảo cách đây không lâu, ông Đặng Văn Quang, Giám đốc JLL Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 90% triệu phú tiền USD đều trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh bất động sản.
Đặc biệt trong nhóm 100 người giàu nhất Việt Nam, tức là có trên 30 triệu USD, con số liên quan trực tiếp đến kinh doanh bất động sản là 99,1%.
Con số này cho thấy, BĐS là một kênh đầu tư phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Ngoài các nhà đầu tư lớn còn có rất nhiều các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia. Song, không phải cứ đầu tư là thắng.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, BĐS nhà ở sẽ luôn là phân khúc có tiềm năng phát triển trong trung và dài hạn. Tuy vậy, trong thời gian tới sẽ có thêm những phân khúc mới nhiều tiềm năng phát triển hơn.
Theo ông Hà, 5 năm tới sẽ là giai đoạn để BĐS công nghiệp đón nhiều vận hội mới nhờ xu hướng dịch chuyển các nhà máy sản xuất về Việt Nam. Theo đó, phân khúc nhà ở cho công nhân khu công nghiệp sẽ rất lớn.
“Đây sẽ là phân khúc sáng cho thị trường BĐS trong 5 năm tới. Một số địa phương có nhiều tiềm năng như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng. Ở phía Nam có các tỉnh như Tây Ninh, Tiền Giang,…”, ông Hà nhận định.
Với các dự án đất nền, ông Hà cho rằng, phân khúc này thường ở xa trung tâm và chỉ phù hợp với người có mức đầu tư nhỏ, vốn ít, đầu tư theo từng giai đoạn.
Đối với bất động sản công nghiệp, đây là phân khúc thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Hơn nữa, xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng sản xuất ra khỏi Trung Quốc cũng mở ra một cơ hội cho Việt Nam, thúc đẩy thị trường phát triển sôi động.
Ngoài ra, đất nền vùng ven gần như “miễn nhiễm” với tác động của dịch bệnh, khi một số khu vực tại Hà Nội và TP HCM vẫn có giao dịch khá sôi động, giá tăng nhẹ. Một trong những nguyên nhân là do xu thế dịch chuyển đầu tư từ khu vực trung tâm ra các vùng ven, vệ tinh.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, có hai kịch bản sẽ xảy ra đối với thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2021:
Kịch bản thứ nhất, khi các chỉ tiêu vĩ mô trên được đảm bảo (điều kiện tiên quyết là dịch bệnh được kiểm soát – theo nghĩa rộng không chỉ ở Việt Nam) thì thị trường bất động sản sẽ phát triển ở mức cao hơn năm 2019, thậm chí sẽ có sự bùng nổ ở một vài phân khúc và thị trường khu vực nhất định.
Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam khẳng định rằng, “Chắc chắn sẽ tiếp tục có những siêu dự án với quy mô lớn và rất lớn được đầu tư dưới dạng các tổ hợp du lịch, nghỉ dương, giải trí với hạ tầng tốt, được khai thác, vận hành một cách đồng bộ, xây dựng theo hướng xanh – thông minh. Đó sẽ là những dự án tạo ra sức nóng và sự dẫn dắt trên thị trường. Năm 2021, chúng ta có thể hy vọng vào một bức tranh tươi sáng hơn”.
Ông tin rằng với những chuyển biến mới của nhiệm kỳ mới và khi dịch được kiểm soát, các yếu tố pháp lý từng bước được hoàn thiện, thị trường bất động sản năm 2021 sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới với những sinh khí mới.
Với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, những nhà đầu tư đủ tự tin kiểm soát tài sản và tiềm lực tài chính sẽ có cơ hội tốt để tiếp cận với nguồn cung dồi dào và giá tốt hơn trong tương lai.
Kịch bản thứ hai, khi các chỉ tiêu vĩ mô trên không được đảm bảo (tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới không thể kiểm soát), thị trường bất động sản năm 2021 vẫn sẽ giữ được mức như năm 2020, dù một số phân khúc và thị trường (phụ thuộc nhiều vào khách du lịch) sẽ gặp nhiều trở ngại.
Và nếu như không có sự can thiệp của Chính phủ và sự chủ động, thích ứng của doanh nghiệp, về lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản.
“Nhìn chung, dưới góc nhìn tích cực nhưng thận trọng, chúng tôi cho rằng, năm 2021 vẫn là năm của sự chủ động và linh hoạt thích ứng, với một tầm nhìn dài hạn và chuyên tâm hơn trong việc phát triển các sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản”, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu bất động sản Việt Nam .
Năm 2020 là một năm nhiều nốt trầm với nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Trong đó, quí I và quí II thị trường có dấu hiệu suy giảm, có dấu hiệu phục hồi từ quí III và được dự báo sẽ tốt hơn trong quí IV.