Bất cập hiện nay là chưa có các tổ chức tư vấn uy tín để đánh giá, xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp. Trong đó, có các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm đảm bảo minh bạch thông tin cũng như góp phần bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, dư nợ tín dụng và nợ xấu bất động sản tại TPHCM vẫn còn trong ngưỡng an toàn nhưng tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, khả năng một số khoản vay tín dụng bất động sản có nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Trong đó, có cả nguồn vốn đầu tư trái phiếu bất động sản của các tổ chức tín dụng và cá nhân.
“Cần quan tâm đến dư nợ tín dụng tiêu dùng, nhất là đối với một số khoản vay sửa nhà, xây nhà, nhưng chuyển sang kinh doanh bất động sản. Số này chiếm 1,7% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng, cần phải có cơ chế kiểm soát và quản lý phù hợp”, Chủ tịch HoREA cho hay.
Số liệu của HoREA cũng cho biết, trong 9 tháng đầu năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có hơn 1.000 đợt phát hành từ 175 doanh nghiệp với tổng giá trị 341.000 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2019.
Báo cáo tài chính tự lập của các ngân hàng thường hiếm đưa ra con số bất động sản thế chấp.
Báo cáo soát xét bán niên của 20 ngân hàng có thuyết minh hạng mục này cho thấy, đến giữa năm 2020, tài sản thế chấp, cầm cố là bất động sản ở 20 ngân hàng này có tổng giá trị trên 7,3 triệu tỷ đồng (tương đương hơn 313 tỷ USD) và con số này vẫn ngày một tăng. So với cuối năm 2019, tổng tài sản trên đã tăng hơn 9,5%.
Hai ngân hàng quốc doanh là Agribank và Vietinbank đang có giá trị bất động sản thế chấp lớn nhất (trên 1 triệu tỷ đồng). Tính đến 30/6/2020 đang có 10 ngân hàng có giá trị bất động sản thế chấp chiếm trên 200 nghìn tỷ đồng. Tổng giá trị bất động sản thế chấp ở 8 nhà băng là Vietcombank, VPBank, Techcombank, VIB, MSB, Kienlongbank, BVB và PGBank chiếm 2.138 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm ngoái.
Trong khối tài sản thế chấp khổng lồ này, nhiều bất động sản được rao bán để xử lý nợ xấu, tuy nhiên với diễn biến thị trường bất động sản hiện tại, các bất động sản thế chấp sẽ còn khó xử lý hơn.
Mới đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)- Chi nhánh Tp.HCM thông báo bán đấu giá 3 khoản nợ với tổng giá trị khởi điểm là 2.634 tỷ đồng.
Khoản nợ của 2 công ty trên được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại số 117 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, Tp.HCM (dự án Léman Luxury Apartments) và Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại 117 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, Tp.HCM (Trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, căn hộ cho thuê), không bao gồm tầng hầm B1 và 6 tầng thương mại (từ tầng 1 đến tầng 6); Nhà, đất tại số 136 Trần Huy Liệu, Phường 15, quận Phú Nhuận, Tp.HCM; 5 tài sản tại xã Vĩnh Thạnh, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và cơ số cổ phần/cổ phiếu.
Chẳng hạn, BIDV liên tục rao bán tài sản đảm bảo, từ quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất, kho gạo… Cụ thể: Khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên được thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án Kenton Node (huyện Nhà Bè, TP.HCM) được rao bán với tổng số nợ gốc, tiền lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá là 4,063 tỷ đồng; 21 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có diện tích từ 196 – 6,333 m2 và 3 nhà kho lau bóng gạo có diện tích 7,900 m2 tại tỉnh Đồng Tháp…
Vietcombank cũng đang rao bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty CP Ngọc Mekong gồm quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất tại tỉnh Long An với diện tích sử dụng 143.178,3 m2, cùng nhà xưởng, máy móc thiết bị. Tổng giá khởi điểm của lượng tài sản trên là hơn 78 tỷ đồng, chưa bao gồm VAT, chi phí vận chuyển.
Một khối tài sản cũng khá lớn đang được nhà băng này phát mại là tài sản của Công ty CP Sản xuất – Thương mại NPV gồm nhà máy chế biến gạo tại An Giang với tổng diện tích 13.900 m2 và tài sản gắn liền với đất; giá khởi điểm là gần 38 tỷ đồng.
Sacombank cũng là nhà băng thường xuyên rao bán các bất động sản có giá trị từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng. Trong đó, giá trị lớn nhất là Khu công nghiệp Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM đã được rao bán từ nhiều năm nay. Và mới đây, Sacombank tiếp tục thông báo đấu giá 10 lô đất khu công nghiệp với tổng giá trị khởi điểm 4.050 tỷ đồng.
Cụ thể, Sacombank rao bán 5 lô đất tại KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương, với giá từ 179 tỷ đồng đến 1,242 tỷ đồng; mức giá khởi điểm cho 5 lô đất này hơn 2.510 tỷ đồng. Còn 5 lô đất tại Khu công nghiệp Tân Kim, tỉnh Long An, được Sacombank rao bán với giá từ 9,3 tỷ đồng đến hơn 389 tỷ đồng. Mức giá khởi điểm cho 5 lô đất này gần 1.541 tỷ đồng.
SCB cũng vừa rao bán quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại lô số 14, Khu công viên phần mềm Quang Trung (Q.12, TP.HCM), được sử dụng để xây dựng Trường Kỹ thuật tin học Sài Gòn, với giá khởi điểm là 191 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà băng này cũng đang rao bán dự án cao ốc căn hộ và biệt thự tại đường Huỳnh tấn Phát, Quận 7, TP.HCM với giá khởi điểm là 2,353 tỷ đồng; nhà kho Phước Sơn tại Bình Dương với giá khởi điểm 830 tỷ đồng…
Có thể thấy, hàng loạt NH thời gian qua đã đẩy mạnh phát mãi tài sản là BĐS để thu hồi nợ, nhưng việc làm này là không hề dễ dàng, dù nhiều tài sản được rao bán đã nhiều lần… hạ giá.
Chỉ có một số ít các nhà băng công bố con số này, chẳng hạn tại Vietcombank là hơn 900.368 tỷ đồng; Techcombank là 325.293 tỷ đồng; VPB là 493.919 tỷ đồng; VIB là 218.589 tỷ đồng… Tuy nhiên, theo báo cáo soát xét bán niên của 20 NH có thuyết minh hạng mục này trước đó cho thấy, đến giữa năm 2020, tài sản thế chấp, cầm cố là bất động sản ở 20 NH này có tổng giá trị trên 7,3 triệu tỷ đồng (tương đương hơn 313 tỷ USD) và con số này vẫn ngày một tăng.
Trong đó, Agribank là nhà băng nắm giữ BĐS lớn nhất hệ thống với hơn 1,9 triệu tỷ đồng; kế đến là Vietinbank với 1,46 triệu tỷ đồng.
Ở khối các NH TMCP tư nhân, ACB là nhà băng giữ tài sản BĐS lớn nhất (tính đến hết quý 2/2020) với hơn 534 nghìn tỷ đồng; kế đến là Sacombank với hơn 517 nghìn tỷ đồng. Một số NH khác cũng nắm khối tài sản BĐS lên tới hơn 200 nghìn tỷ đồng gồm: Techcombank (hơn 346 nghìn tỷ đồng); VPBank (hơn 318 nghìn tỷ đồng); MBBank (hơn 303 nghìn tỷ đồng); HDBank (228 nghìn tỷ đồng); VIB (208 nghìn tỷ đồng)…
Riêng đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, hoạt động phát hành trái phiếu tăng nóng trong 8 tháng đầu năm 2020, nhưng từ 01/09/2020 đã bắt đầu được kiểm soát chặt chẽ.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2020 đã có 1.089 đợt phát hành của 175 doanh nghiệp với giá trị 341.000 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 173.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 40,3% và chiếm tỷ trọng cao nhất toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp.