Tại Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam năm 2020 diễn ra sáng nay (28/10), ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và bất động sản công nghiệp CBRE Việt Nam cho biết, đất cho thuê là nguồn chủ lực từ khi Việt Nam mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, nguồn cung đất công nghiệp trong quí III/2020 đang bị hạn chế.
Phiên thảo luận thứ hai kết thúc cũng khép lại gần 3 tiếng của Diễn đàn với rất nhiều thông tin bổ ích được các nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia cung cấp cho nhà đầu tư và độc giả.
Tại một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc, dù có giá chào thuê thấp hơn phía Nam nhưng cũng ghi nhận mức tăng trưởng.
Đơn cử như tại Hà Nội, giá thuê từ 155 USD/m2 thì nay đã tăng lên khoảng 260 USD/m2. Hay tại khu vực Bắc Giang, giá chào thuê từ 55 USD/m2 cũng đã tăng lên khoảng 110 USD/m2,… Tương tự, tại phân khúc nhà kho xây sẵn cũng ghi nhận mức giá chào thuê tăng 5 – 10% ở các dự án mới. Chỉ riêng phân khúc nhà xưởng xây sẵn có giá chào thuê ổn định.
“Mức giá chào thuê ở trên là chưa bao gồm thuế VAT và phí quản lí/dịch vụ. Giá chào thuê đất công nghiệp được tính cho kì hạn thuê còn lại của dự án. Thông thường, kì hạn còn lại của dự án dao động 30 – 45 năm”, ông Hiếu nói. Còn tại một số tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM, Long An, nguồn cung đất công nghiệp cũng chỉ dao động khoảng 24.000 ha, tỉ lệ lấp đầy gần 77 %.
Trái ngược với nguồn cung của đất công nghiệp, nguồn cung nhà xưởng và nhà kho xây sẵn trong quí III/2020 lại có xu hướng tăng. Đơn cử như tại miền Bắc, nhà xưởng và nhà kho xây sẵn trong quí III/2020 có khoảng 2,1 triệu m2, tăng 25,3 % so với cùng kì năm ngoái.
Tại khu vực Miền Nam, diện tích nhà kho xây sẵn chiếm khoảng 2,7 triệu m2, tăng 28,2 % so với năm ngoái; diện tích nhà xưởng xây sẵn khoảng 2,9 triệu m2, tăng 11% so với cùng kì. “Nguồn cung mới gia tăng mạnh ở các khu vực công nghiệp trọng điểm. Theo đó, giá chào thuê đất và nhà kho trong thời gian qua cũng tăng mạnh. Trong đó, giá chào thuê đất tăng 20% – 30% so với cùng kì năm ngoái”, ông Hiếu cho biết.
Tương tự, tại phân khúc nhà kho xây sẵn cũng ghi nhận mức giá chào thuê tăng 5 – 10% ở các dự án mới. Chỉ riêng phân khúc nhà xưởng xây sẵn có giá chào thuê ổn định.
“Mức giá chào thuê ở trên là chưa bao gồm thuế VAT và phí quản lí/dịch vụ. Giá chào thuê đất công nghiệp được tính cho kì hạn thuê còn lại của dự án. Thông thường, kì hạn còn lại của dự án dao động 30 – 45 năm”, ông Hiếu nói.
Cụ thể, tại TP HCM, một số khu công nghiệp có mức giá chào thuê đất từ 150 USD/m2 thì nay đã tăng lên 300 USD/m2 đối với kì hạn thuê còn lại. Tại Đồng Nai, mức giá chào thuê từ 100 USD/m2 tăng lên khoảng 155 USD/m2, Long An cũng ghi nhận mức tăng giá từ 110 USD/m2 lên đến khoảng 200 USD/m2.
Được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn, an toàn và thân thiện, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tranh thủ làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, thực hiện hiệu quả định hướng nâng cao chất lượng thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới và đây chính là cơ hội để bất động sản công nghiệp đón sóng đầu tư mới.
Theo Ông Koen Soenens, Giám đốc Kinh doanh và Marketing, Công ty TNHH Quản lý Deep C: Việt Nam đang là một biểu tượng phát triển mạnh mẽ. Nhưng hiện nay việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm vừa qua có một vài nút thắt, đầu tiên là liên quan đến hạ tầng cơ sở và chi phí của logictic. Thứ hai là nguồn cung lao động và hiệu suất lao động tại Việt Nam.
Dưới góc nhìn của Deep C, hạ tầng cơ sở của Việt Nam so với các quốc gia khác thì phải cải thiện rất nhiều. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những cải thiện rất tốt như triển khai tuyến cao tốc Bắc – Nam. Hơn nữa, vấn đề kẹt xe khiến việc vận chuyển hàng hóa khó khăn cũng là một vấn đề lớn cần giải quyết. Liên quan đến vấn đề chất lượng nguồn lao động, ông Koen Soenens cho biết, đây là câu hỏi quan trọng nhất mà công ty ông phải đối mặt với các khu vực đầu tư.
Tại Việt Nam, mức lương tháng trung bình của công nhân thấp hơn so với các nước khác, nhưng hiệu suất lao động vẫn còn thấp. Có thể liên quan đến nhiều yếu tố như công tác đào tạo, hay còn nhiều công ty nhỏ… điều này cần phải cải thiện sớm trong thời gian tới.
Chia sẻ thêm về việc vì sao Samsung lựa chọn phía Bắc để đặt các nhà máy, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, việc vận chuyển, lắp ráp thiết bị từ nhà máy ở Trung Quốc về mất rất nhiều thời gian nên Samsung quyết định lựa chọn tỉnh Bắc Ninh là nơi đặt nhà máy.
Còn đối với nhà máy tại TP.HCM thì có tính đặc thù khác, những sản phẩm tiêu dùng như tivi, tủ lạnh, máy giặt… lại rất khác so với miền Bắc. Đây là nhà máy có vị trí rất gần với sân bay Tân Sơn Nhất và các cảng lân cận.
Nói về chuỗi cung ứng đối với Samsung, ông Tuấn cho biết, trong một chiếc điện thoại có rất nhiều thiết kế khác nhau, do vậy, để tham gia chuỗi cung ứng với Samsung là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, không phải là không làm được, mà doanh nghiệp Việt Nam hiện cũng đã có những bước tiến nhất định.
Phát biểu tham luận đầu tiên của phiên thảo luận về việc phát triển chuỗi sản xuất ngành ô tô tại Việt Nam – thời cơ đã tới, ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco Group) cho rằng, mô hình Khu công nghiệp chuyên ngành như Thaco đã làm như chuyên ô tô và cơ khí; chuyên nông lâm nghiệp; Cảng và hậu cần xảng… là mô hình sẽ thay thế mô hình khu công nghiệp đơn thuần là đầu tư hạ tầng cho thuê.
Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư trong khu công nghiệp cung cấp sản phẩm cho nhau, giao hàng nhanh chóng, cắt giảm chi phí logistics và phát triển hạ tầng xã hội hình thành một thành phố công nghiệp khép kín. Ông Tài cho rằng cách làm này sẽ thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh Việt Nam đang là điểm đến của bất động sản công nghiệp.
Về M&A, rõ ràng thị trường bất động sản công nghiệp tương tự như thị trường bất động sản khác mà thôi, thì qua quá trình phát triển thì nó phải cho phép vào quy định của chính phỉ có thể chuyển nhượng được, thay vì những nhà đầu tư vào đây thuê đất thì bây giờ xuất hiện các chủ đầu tư, quỹ đầu tư muốn có tài sản lâu dài hơn… thì những hỗ trợ từ chính phủ sẽ giúp các nhà đầu tư nhanh chóng tham gia thị trường hơn.
Chúng tôi thấy quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư thì ban quản lý các khu công nghiệp thì khi phê duyệt các chứng nhận đầu tư thì phải xem xét kỹ hơn về đánh giá tác động môi trường, có các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng thì mới được duyệt, Ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và bất động sản công nghiệp, Công ty CBRE Việt Nam nói thêm.
Nhưng điều đầu tiên có thể nhận thấy là giá bất động sản Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng. Nhưng CBRE hy vọng, sang năm 2021, các nhà đầu tư vẫn giữ giá thuê ổn định để thu hút nhà đầu tư. Mức giá sẽ phụ thuộc vào cầu và cung, nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng, còn nguồn cung cũng đang có những bước đi nhất định, mở rộng các quỹ đất tại nhiều nơi. Theo đó, cung tăng thì sẽ góp phần bình ổn mức giá, Ông Hiếu trao đổi thêm.
Theo đại diện CBRE Việt Nam, việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng chính là một trong những cú hích thúc đẩy nguồn cầu BĐS công nghiệp.