Việt Nam vẫn là điểm đến tốt nhất trong khu vực Châu Á trong dài hạn. So với các thành phố lớn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thị trường văn phòng tại Hà Nội vẫn được kì vọng có tốc độ phục hồi nhanh sau đại dịch, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2021 cho đến đầu năm 2022 với nhiều dự án mới đi vào hoạt động và sự mở rộng danh mục đầu tư vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài lớn.
Trong thời gian tới, Hà Nội được dự báo sẽ tiếp tục thu hút nguồn FDI lớn và nằm trong Top 5 tỉnh, thành phố có lượng FDI cao nhất cả nước với việc được Chính phủ xác định là địa phương đi đầu trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Hàng loạt hiệp đinh thương mại tự do được ký kết và có hiệu lực trong thời gian tới, gần đây nhất là Hiêp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), sẽ là những bàn đạp tốt để phân khúc văn phòng phục hồi và phát triển. Môt số ngành được kì vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời điểm này gồm có: Thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, logistics, và công nghệ thông tin.
Đáng chú ý, tại thị trường Hà Nội, để giảm thiểu các chi phí cố định trong và sau dịch bệnh, nhiều khách thuê có xu hướng chuyển đổi từ việc sử dụng văn phòng truyền thống qua sử dụng văn phòng dịch vụ linh hoạt. Theo dữ liệu của Savills, việc sử dụng văn phòng dịch vụ giúp khách thuê tiết kiệm đến 90% chi phí so với việc thuê văn phòng truyền thống như trước đây. Văn phòng dịch vụ với cơ sở vật chất hiện đại và phòng họp trực tuyến chất lượng cao còn tạo thành xu hướng làm việc dễ nhận thấy trong mùa dịch.
Ông Lê Tuấn Bình, Trưởng Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho biết: “Hà Nội vẫn là một thị trường có sức hút và khá ổn định trong bối cảnh hầu hết các thành phố lớn trong khu vực có mức giá thuê văn phòng (đặc biệt là phân khúc hạng A) giảm mạnh. Trong khu vực ASEAN, giá thuê tại Hà Nội chỉ xếp sau Singapore & Tp.HCM, giảm chỉ 1% so với cùng kì năm trước, công suất đạt 94%. Đây là tín hiệu tốt cho thấy thị trường văn phòng Hà Nội có tiềm năng phục hồi lớn sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát”.
Đặt trong bối cảnh chung của khu vực, Savills cho rằng, thị trường văn phòng tại Việt Nam có nguồn cung nhỏ nhất, tính riêng nguồn cung văn phòng Hạng A đến tháng 6/2020, tổng nguồn cung cả TP.HCM và Hà Nội chỉ hơn 730.000m2, chỉ bằng 23% nguồn cung tại Singapore và 19% của Kuala Lumpur (Malaysia).
Theo nghiên cứu Savills Việt Nam, nguồn cung và giá phòng Hạng A tháng 6/2020 TP.HCM diện tích văn phòng dưới 2 triệu m2 được cho thuê, nguồn thu từ dịch vụ này dưới 50 USD/m2/tháng.
Thứ hạng so sánh này giữa TP.HCM và các quốc gia trong cùng khu vực như Tokyo, Seoul, Shaghai, Singapo, Kuala Lumpua, Jakata, Bejing. Tỷ lệ trống và tăng trưởng giá phòng hạng A của Hà Nội tăng 10% ( từ 0 – 10% 0, trong khi đó TP.HCM vẫn ở mức 4% không thay đổi.
Chủ đầu tư thu hút khách mới với nhiều ưu đãi về giá, đồng thời hỗ trợ khách cũ duy trì hoạt động thông qua các điều khoản ngắn hạn. Đây có thể nói là thời điểm thích hợp cho các doanh nghiệp thuê được văn phòng lâu dài với mức giá phù hợp nhất.
“Trong bối cảnh nền kinh tế dần hồi phục và tăng trưởng hậu COVID 19, thị trường văn phòng cho thuê tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu có những động thái tích cực và linh hoạt hơn”. – Theo đánh giá của Bà Võ Thị Lan – Trưởng Bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường của Saigon Office.
Quý III/2020 ghi nhận tỷ lệ lắp đầy phân khúc văn phòng hạng A và B tại Quận 1 tăng đến 5,1% so với Quý II/2020. Lý giải điều này, vì đây là trung tâm tài chính của thành phố nên được doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa. Các tòa nhà cũng đa dạng về diện tích nên phù hợp với nhiều quy mô công ty khác nhau.
Dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục làm gián đoạn quá trình khách hàng nước ngoài tìm kiếm và khảo sát mặt bằng văn phòng tại Việt Nam. Các khách thuê từ trước đó cũng có xu hướng thu hẹp quy mô kinh doanh, cắt giảm chi phí dẫn tới việc trả lại mặt bằng vẫn còn xu hướng tăng lên.