Quý 4/2020 dự kiến sẽ chào đón gần 810 căn/ nền. Nguồn cung đến năm 2023 là 12.700 căn/ nền với 91% là biệt thự/ nhà phố. Nguồn cầu sẽ được hỗ trợ bởi các dự án cơ sở hạ tầng đang triển khai và cuộc chiến về các ưu đãi bán hàng giữa các chủ đầu tư.
Đất nền gặp khó khăn do nguồn cung khan hiếm. Nguồn cung đất nền hạn chế khiến nguồn cung sơ cấp giảm 65% theo quý và 58% theo năm xuống còn 470 nền. Lượng bán quý 3 chỉ 170 nền – mức thấp nhất kể từ năm 2016, giảm -70% theo quý và -64% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ bình quân giảm tương ứng còn 37%, giảm 6 điểm phần trăm theo quý và 5 điểm phần trăm theo năm. Tình hình hoạt động chịu ảnh hưởng bởi 14 dự án dừng bán do pháp lý, chiếm 36% số lượng dự án sơ cấp. Mảng đất nền trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư trong tình hình dịch bệnh bùng phát vì các vấn đề về pháp lý, uy tín của chủ đầu tư và thiếu các dự án quy mô lớn.
Đối với nhà phố biệt thự, theo đại diện Savills, BĐS liền thổ tiếp tục được ưa chuộng với tỷ lệ hấp thụ tốt, bất chấp sự cản trở của dịch bệnh. Cơ sở hạ tầng hình thành trong 3 năm góp phần tăng thêm giá trị cho các khu đô thị mới. Thị trường còn được thúc đẩy bởi tăng trưởng thu nhập và sự chuyển dịch nhu cầu nhà ở.
Đến giữa năm 2019, giá chung cư tại các khu vực trên nhảy vọt lên mức 30-35 triệu đồng/m2 và đến tháng 7/2020, nhiều dự án mới chào bán có giá gần 40-45 triệu đồng/m2, vượt qua giá bán ở nhiều khu vực tại TP HCM. Thị trường bất động sản đã đi qua 3/4 chặng đường của năm 2020 với nhiều nốt trầm, một phần là do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 tới hầu hết các phân khúc, bao gồm cả phân khúc nhà ở.
Các sản phẩm được chào bán chủ yếu là hàng tồn từ các quí trước (chiếm khoảng 70%). Tuy nhiên, nguồn cung mới trong quí này đã tăng 21% so với quí I và tăng 23% so với quí II/2020. Tỉ lệ hấp thụ các sản phẩm mới trong quí đạt 43,4%, tăng gần 4 lần so với quí I và 1,4 lần so với quí II/2020. “Thị trường BĐS đã có sự phục hồi đáng kể, tỉ lệ hấp thụ từ các sản phẩm mới ghi nhận tăng so với các quí trước”, Hội môi giới nhận định.
Bước sang quí IV/2020, theo nhận định của Hội môi giới, nếu Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh, kinh tế trong nước hồi phục, thị trường BĐS sẽ ấm dần và phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn sẽ diễn ra. Còn tại các địa phương khác, nguồn hàng đưa ra thị trường chủ yếu đến từ các dự án đã triển khai trước đó. Các dự án được phê duyệt mới cũng sẽ được triển khai nhiều hơn sau khi các địa phương ổn định bộ máy tổ chức.
Theo dự báo của Hội môi giới, làn sóng đầu tư, mua sắm dịp cuối năm có thể sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS cả nước; lượng giao dịch, tỉ lệ tiêu thụ trên thị trường sẽ tăng so với quí III/2020, nhưng giá trên toàn thị trường có thể sẽ không có biến động.
Theo một số chuyên gia bất động sản, động lực phát triển về hướng đông gần đây có thể thấy sự thay đổi rõ rệt nhờ việc phát triển hạ tầng, khuyến khích giãn dân. Điều tra dân số gần đây cho thấy, chỉ riêng khu vực cửa ngõ Đông này đã có gần 1,7 triệu dân và là vùng đô thị cửa ngõ đông đúc nhất trong 4 cửa ngõ vào thành phố. Khu vực vùng ven thu hút người mua nhà đã giảm tải áp lực lên hạ tầng nội đô, tạo ra những khu dân cư mới với chất lượng sống cao, cải thiện bộ mặt đô thị.
Hiện nay, có một làn sóng người trẻ hướng ra ngoại thành để mua nhà. Chính điều này đã giúp chính quyền thành phố giải quyết bài toán khó về việc giãn dân và giảm tải áp lực lên hạ tầng giao thông nội ô.
Nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên) chỉ chiếm khoảng từ 20% – 30% thị trường tùy từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn; nhu cầu phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) chiếm đến 70% – 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang thiếu.
Giá BĐS trên thị trường không có xu hướng giảm mà vẫn tăng so với cuối năm 2019. Trong đó, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng 0,16%, giá nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,01% so với cùng kỳ năm 2019. Tại TP HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,25%, nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 0,15% so với cùng kì năm 2019.
Dịch Covid-19 tiếp tục gây sức ép lên nền kinh tế nói chung và tình hình hoạt động của thị trường văn phòng nói riêng. Giá thuê trung bình dù so theo năm vẫn tăng 1% nhưng đã giảm 1% theo quý. Công suất trung bình giảm từ 97% vào quý 1/2020 còn 93% vào quý 3/2020. Hạng B có công suất thấp nhất trong ba hạng, đạt 92%, giảm 1 điểm phần trăm theo quý và 5 điểm phần trăm theo năm, do nhiều khách thuê chuyển xuống phân khúc thấp hơn. Khoảng 30% dự án hạng B có mức giảm giá lên đến 10%. Công suất thuê giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao. Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường, nhiều nhà phố đang chào thuê cùng mức giá như trước dịch Covid khiến thị trường trong ngắn hạn khó lường. Các khách thuê mới khá thận trọng, hạn chế mở mới hay thay đổi vị trí thuê. Tình trạng này sẽ diễn ra trong một thời gian nữa, tuy nhiên hoạt động bán lẻ truyền thống sẽ trở lại mạnh mẽ đặc biệt trong các dịp lễ Tết sắp tới.
Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 4.000 sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch (condotel) mới được chào bán ra thị trường. Tuy nhiên, thị trường condotel gần như đóng băng, lượng giao dịch không đáng kể.
Vì thế, những sản phẩm đã chào bán trong năm 2020 với phân khúc chủ yếu là bình dân và trung cấp được lựa chọn ra hàng trong thời điểm dịch bệnh chính là phản ánh cái nhìn, kế hoạch của các chủ đầu tư tung ra sản phẩm nào phù hợp với thị trường nhất trong thời điểm hiện tại.