Thời gian qua, một số dự án chào bán giai đoạn mới có mức giá mới tăng rất cao so với giai đoạn cũ. Điều đó cho thấy mức độ tự tin của các chủ đầu tư về nhu cầu của thị trường vẫn khá cao. Nhiều dự án mở bán trong quí 3 có tỷ lệ hấp thụ nhỏ giọt.
Quỹ đất sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng bắt đầu khan hiếm hoặc giá quá cao, vì vậy, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tìm hướng đi mới tại các tỉnh thành lân cận, nơi sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế khoáng sản, công nghiệp, đặc biệt là du lịch vượt trội. Bên cạnh đó, tại thị trường tỉnh, nhằm thu hút đầu tư, chính quyền địa phương cũng tập trung cải cách chính sách, thủ tục hành chính, đồng thời cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp ích không nhỏ cho nhà đầu tư về thời gian, chi phí, thủ tục.
Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều xáo trộn đối với nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của người dân. Trước tình cảnh chung, việc kinh doanh bất động sản chững lại là điều không khó hiểu. Nhiều thị trường ở các thành phố lớn ghi nhận lượng giao dịch giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua, thế nhưng giá chưa bao giờ giảm và đặt biệt nguồn cung thị trường trung, cao cấp luôn tăng.
Trong vòng ba tháng qua, 4.968 căn được chào bán tại TPHCM, tương ứng với mức tăng 30% theo quí và hơn một nửa nguồn cung này đến từ dự án ở quận 9. Tuy nhiên chỉ có 4 dự án có thể ký hợp đồng mua bán trong quí 3, đây là một trong những mức thấp nhất trong lịch sử. Điều này cho thấy tình trạng khan hiếm nguồn cung gây ra bởi những vướng mắc pháp lý còn tồn đọng. Hơn nữa, đợt Covid-19 thứ hai và tháng 7 Âm lịch rơi vào giai đoạn này khiến cho lễ mở bán bị hoãn lại tới cuối tháng 9, đầu tháng 10.
Báo cáo thị trường bất động sản TPHCM quí 3 của CBRE Việt Nam thị trường căn hộ quí 3 không có nguồn cung mới ở phân khúc trung cấp giá dưới 46 triệu đồng/m2, khiến thị trường nhà thứ cấp trở nên sôi động hơn. Bên cạnh đó, ở giai đoạn cuối năm, hiện tượng săn đất trong dân ở những địa phương bị đồn thổi thông tin sẽ có chiều hướng gia tăng. Điều này vô tình tạo ra những giao dịch không chính thống và có thể tạo ra bong bóng BĐS.
Cung và cầu căn hộ đều giảm nên doanh nghiệp đã chuyển hướng sang sản phẩm khác để tận dụng dòng tiền trú ẩn. Hiện tại đang có một đợt sóng nhẹ tại phân khúc đất nền. Doanh nghiệp tôi vừa mở bán 1 dự án trên Vĩnh Yên, chỉ trong một buổi sáng đã bán được 200 lô. Trên thị trường, giá đất nền ở khu Hoài Đức, Đan Phượng cũng tăng khoảng 30-40%.
Một vấn đề lớn cũng liên quan đến nguồn vốn đó là nhân tố mới tham gia thị trường. Đây là những đơn vị, tập đoàn lớn vốn hoạt động trong ngành sản xuất, thương mại dịch vụ. Họ đã có tích lũy tiền nên chịu được lỗ một thời gian hoặc không bị ảnh hưởng quá lớn bởi vấn đề phải đi vay. Nhân tố mới tạo ra nguồn vốn mới rất sạch, rất ổn định. Thực tế, thời gian qua một loạt các dự án tại Hà Nội đã được điều chỉnh quy hoạch, chuyển nhượng.
Trong năm 2020, tỉnh Bình Dương cấp phép cho 114 dự án bất động sản được mở bán mới, tỉnh Hậu Giang với dân số chỉ hơn 733.000 người, đất ở rộng lớn, nhưng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện có tới 62 dự án bất động sản đang phát triển.
Tại Long An, năm 2019 tỉnh này có khoảng 118 dự án đã được phê duyệt quy hoạch thuộc Thành phố Tân An và các huyện như: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Thủ Thừa, Tân Trụ. Tới Năm 2020, các dự án được cấp phép được tỉnh hạn chế, theo số liệu từ Sở Xây dựng tỉnh Long An thì có khoảng 10 dự án mới được cấp phép. Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, lượng dự án mới mở bán cũng tăng đáng kể từ đầu năm 2020 tới nay. Đơn cử như Tập đoàn Novaland có tới 4 dự án mỗi dự án lên tới 1.000ha tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. Hưng Thịnh Corp cũng có các dự án lớn tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu được triển khai…
Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế tại các tỉnh thì có những tỉnh lượng dự án cấp phép nhiều hơn so với thực tế nhu cầu nhà ở của người dân dẫn tới tình trạng dự án xây dựng, mở bán nhưng không có người ở.