Phân khúc cao cấp và hạng sang sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nguồn cung mở bán, thị trường tiếp tục vắng bóng phân khúc giá rẻ. Giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân (theo cách đánh giá chung hiện nay: giá nhà ở là hợp lý nếu lợi nhuận cho thuê đạt xấp xỉ lãi suất tiền gửi ngân hàng).
Về nguồn cung nhà ở, cơ cấu hàng hóa bất động sản, nhất là nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Nguồn cung nhà ở trung cao cấp dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp. Nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (giá từ 25 triệu đ/m2 trở lên) chỉ chiếm khoảng từ 20% – 30% thị trường tùy từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn; nhu cầu phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đ/m2) chiếm đến 70% – 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang thiếu.
Giá bất động sản trên thị trường không có xu hướng giảm mà vẫn tăng so với cuối năm 2019. Số liệu về biến động chỉ số giá đối với nhà ở cụ thể như sau: tại Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng 0,16% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 0,27%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,51%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 0,77%, đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,01% so với cùng kỳ năm 2019. Tại TP.HCM giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,25% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá tăng khoảng 0,04%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,64%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 0,94%), đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,15% so với cùng kỳ năm 2019.
Giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị… để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.
Ở một góc nhìn khác, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills nhận định, chính sách hỗ trợ nhà ở thương mại giá thấp mà Bộ Xây dựng đề xuất là quan điểm tích cực để bổ sung các chính sách phát triển nhà ở giá rẻ. Tuy nhiên, còn có một số nút thắt cần giải quyết nếu muốn chính sách này đi vào cuộc sống.
Thách thức đầu tiên là vấn đề về quỹ đất. Hiện quỹ đất dành cho nhà ở thương mại giá rẻ trong nội đô TP.HCM và Hà Nội đang là bài toán cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản. Trên thị trường, đã từng có những dự án nhà ở thương mại chỉ có mức giá 10 triệu đồng/m2, tuy nhiên, các dự án này thường khá xa trung tâm thành phố, hoặc thiếu thốn hạ tầng tiện ích.
Điều đáng nói ở thị trường này là dù lượng hàng bán ra lên tới con số hàng ngàn, nhưng phân khúc chủ yếu lại là phân khúc cao cấp, với mức giá trên 3 tỷ đồng/căn hộ. Cụ thể, Quý III căn hộ cao cấp chiếm 87,2% hàng sang là 1,5% và trung cấp là 11,3% và tuyệt nhiên không có căn hộ giá rẻ dưới 1 tỷ đồng/căn. Ở Quý II/2020 tình cảnh cũng tương tự, cụ thể hạng Sang chiếm 18% số lượng hàng mở bán, Cao cấp là 27% số lượng căn hộ mở bán và trung cấp là 55%. Trong khi đó sản phẩm giá rẻ lại không có trên thị trường, trong khi đây được coi là phân khúc mà người dân tìm mua nhiều nhất trên thị trường bất động sản TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D Công ty CP DKRA Vietnam cho rằng, ở Quý VI/2020 nguồn cung hàng mới sẽ duy trì mức tương đương với Quý III/2020, dao động ở mức 6.500 – 7.000 sản phẩm.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể thị trường nguồn cung và tiêu thụ căn hộ từ năm 2019 tới nay có thể thấy sự sụt giảm nguồn cung và tiêu thụ. Cụ thể, ở Quý I/2019 có tới 2.931 sản phẩm được mở bán với 2.868 sản phẩm được bán ra thành công. Quý II có 2.589 sản phẩm mở bán và 2.047 sản phẩm bán ra, tới Quý III có tới 13.853 sản phẩm được mở bán và tiêu thụ được 13.336 sản phẩm. Quý VI có 5.141 sản phẩm được mở bán và tiêu thụ được 4.443 sản phẩm. Nhưng bước vào Quý I/2020 tình hình “hẩm hiu” hơn hẳn. Cụ thể chỉ có 1.547 sản phẩn mở bán và tiêu thụ được 1.146 sản phẩm. Tới Quý II thì có 2.425 sản phẩm mở bán và tiêu thụ được 1.765 sản phẩm. Tới Quý III thì có khả quan hơn với 6.374 sản phẩm mở bán và có 5.088 sản phẩm bán ra thành công.
Với vị trí vùng ven TP.HCM và có cơ sở hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện, t Đạt… Và giá bán căn hộ tại hai khu vực này đang tăng nhanh, trung bình từ 35 – 40 triệu đồng/m2. Thậm chí, một vài dự án mới ra mắt gần đây có giá lên đến trên 50 triệu đồng/m2 – mức giá “vượt mặt” nhiều khu vực tại nội thành TP.HCM.
Ngay cả những thời điểm rất đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát, nhà nhà “tích cốc phòng cơ” vì xác định kinh tế sẽ rất khó khăn thì giá nhà đất ở hầu hết các địa phương lớn trên cả nước không những không giảm mà vẫn “lầm lũi” tăng. Điều đó cho thấy sự “bất kham” của giá nhà đất và giấc mơ an cư ngày càng rời xa tầm tay người lao động có thu nhập trung bình nếu không có những giải pháp thực sự đột phá.