Do khan hiếm nguồn hàng dự án nên nhiều nhà đầu tư phải tìm đến đất nền tại các huyện ven đô, tạo sự tăng giá mạnh cho đất đai tại một số huyện như: Bình Chánh, Gò Vấp, Củ Chi… giá dao động từ 30 ÷ 50 triệu đồng (tăng từ 10 ÷ 15%).
Lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) đã xuất hiện một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Nguồn cung nhà ở trung, cao cấp đang dư thừa trong khi nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp lại thiếu.
Còn tại Hà Nội, tình trạng khan hiếm nguồn hàng chính thống cũng khiến giá căn hộ các phân khúc đều đang ở ngưỡng trần nên nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm và khai phá những thị trường mới ở vùng nông thôn như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Hòa Lạc. Đây là những địa phương có chủ trương phát triển thành quận, có sự quan tâm nghiên cứu đầu tư của những nhà phát triển bất động sản lớn của Việt Nam, có công bố quy hoạch cho sự phát triển đô thị…
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây, cũng như Hà Nội, TP. HCM gần như không có dự án mới được phê duyệt. Các dự án đô thị và nhà ở tại địa phương đã được phê duyệt chủ trương đầu tư từ giai đoạn trước cũng gặp nhiều khó khăn trong phê duyệt ở tất cả các khâu (Quy hoạch, cấp phép xây dựng, đủ điều kiện tham gia thị trường)….
Nhưng thực tế đầu tư thì chưa hề ghi nhận hiện tượng nào, và đến bao giờ nhưng địa phương này có sự đầu tư đủ điều kiện nâng cấp thành quận, đô thị? Câu trả lời sẽ là khó đoán trong bối cảnh chính quyền Hà Nội vẫn chưa có động thái quyết liệt hỗ trợ phát triển các dự án bất động sản, ông Đính nhận định.
Hiện tượng các nhà đầu tư xuất hiện tại các vùng nông thôn đã làm cho đất đai làng trên xóm dưới sôi động, nhộn nhịp. Giá đất được đẩy lên cao nhanh chóng mặt. Có những nơi vài năm trước ngưỡng giá trong làng chỉ vài trăm nghìn. Nay đã lên đến vài triệu, vài chục triệu đồng/m2., thậm chí đất vườn, đất ruộng cũng được đẩy lên vài triệu đồng /m2.
“Từ tình trạng này xuất hiện nghịch lý về giá đất. Cụ thể, tại Hà Nội trong khi một số dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn loanh quanh ngưỡng 30 – 40 triệu đồng/m2, nhưng đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị đã có giá chào bán từ 20 – 30 triệu đồng/m2”, ông Đính khẳng định..
Phó chủ tịch Hội môi giới nhận định, giá đất đai tại các địa phương bị đẩy lên cao đã làm chùn bước sự quan tâm của các nhà phát triển bất động sản. Bởi lẽ, giá đất quá cao khiến việc đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Đã có hiện tượng doanh nghiệp lớn rút lui sau khi vừa đăng ký tham gia nghiên cứu đầu tư tại những khu vực này.
TP.HCM hiện có khoảng hơn 2.250 nền đất và hơn 9.400 căn hộ tái định cư bỏ hoang nhiều năm, trong khi nhiều người dân không có chỗ ở và không thể tiếp cận được những dự án này. Giới chuyên gia cho rằng, sở dĩ nhà ở tái định cư không được người dân mặn mà quan tâm, ngoài việc chính sách bồi thường có sự thay đổi, cộng với ấn tượng lâu nay của người dân về nhà tái định cư không tốt. Còn có nguyên nhân sâu xa hơn là việc bố trí các khu tái định cư chưa phù hợp với nhu cầu của người dân bị giải tỏa.
Dự báo cho 3 tháng cuối năm thị trường bất động sản giá sẽ tăng khoảng 1,4% tại Hà Nội và giảm 2% tại TP.HCM. Ở loại hình chung cư, nguồn cung được dự báo sẽ tăng thêm nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt và tình hình kinh tế thuận lợi.
Loại hình nhà đất sẽ tiếp tục giảm giá ở các khu vực trung tâm, phân khúc có tầm giá vừa phải sẽ tiếp tục giao dịch tốt. Đối với đất nền, các sản phẩm có khoảng giá trên dưới 1 tỷ đồng vẫn tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm nhất. Trong quý cuối năm, khu vực miền Bắc và Hà Nội sẽ có lượng quan tâm tăng trưởng tốt hơn thị trường miền Nam và khu vực TP.HCM.