Cần giải pháp tháo gỡ tình trạng “khát” sổ hồng tại các chung cư ở TP.HCM; Kích hoạt phục hồi cho thị trường bất động sản 2021; Thành phố phía Đông – điểm sáng mới để thúc đẩy phát triển đại đô thị… là tin nóng 24h qua
Cần giải pháp tháo gỡ tình trạng “khát” sổ hồng tại các chung cư ở TP.HCM
Vấn đề chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) tại một số chung cư ở TP HCM đang kéo theo những bức xúc của người dân.
Trong quá trình phát triển đô thị, chung cư xuất hiện ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho người dân tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM. Tuy vậy, nhiều vấn đề bất cập trong việc sở hữu, sử dụng chung cư vẫn còn tồn tại, chưa được giải quyết triệt để.
Một trong số đó là vấn đề chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng), kéo theo những bức xúc của người dân khi sinh sống tại chung cư.
Để “tăng tốc” cấp sổ hồng cho người dân, các sở ngành chức năng của TP HCM cần tích cực phối hợp tìm cách tháo gỡ. Về cơ chế, chính sách, cơ quan làm luật nên nghiên cứu phân quyền cho các quận, huyện được ký cấp sổ hồng thay vì tập trung một đầu mối tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Có như vậy mới giảm tình trạng phát sinh khiếu nại, mất an ninh trật tự tại các chung cư vì cuốn sổ hồng./.
Kích hoạt phục hồi cho thị trường bất động sản 2021: Lực đẩy đến từ đâu?
Trái với những lo ngại về dấu hiệu thiếu khả quan của thị trường bất động sản hiện tại, đại diện các đơn vị nghiên cứu thị trường và môi giới đều cho rằng, sức ấm của thị trường vẫn rất tốt.
Tại Hội thảo “Bất động sản 2021 và Sự trỗi dậy của những thị trường mới”, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc batdongsan.com.vn cho biết: “Từ đầu năm đến nay đã có hơn 800 sàn giao dịch bất động sản đóng cửa, ngừng hoạt động. Covid-19 như một phép thử cho các sàn giao dịch, môi giới bất động sản. Ở giai đoạn chuyển đổi như hiện nay, sàn môi giới nào có sự thay đổi phù hợp hoàn cảnh, có sự phát triển và đầu tư bền vững về nguồn lực sẽ trụ lại được”.
Theo ông Quốc Anh, các yếu tố mà mỗi sàn giao dịch cần thay đổi trong bối cảnh thị trường chịu tác động của dịch bệnh gồm: Thứ nhất là sự thích ứng nhanh, thứ hai là khả năng ứng dụng công nghệ, thứ ba là sự linh động chuyển đổi trong quá tình tiếp cận các nguồn hàng và cuối cùng là việc thích ứng thị trường của các đơn vị khi nguồn cung chính gặp khó khăn.
Lý giải sâu hơn về tính thích ứng với thị trường, vị lãnh đạo của batdongsan.com.vn cho rằng, đó là khi thị trường bất động sản tại Hà Nội, TP.HCM gặp khó khăn thì các đơn vị mở rộng ra thị trường lân cận. “Rõ ràng, cơ hội sẽ dành cho người thức thời nhất, nhiều đơn vị đã tìm đến vùng ven, thị trường mới nổi. Tiếp đó là môi giới có thể tìm nguồn hàng mới từ các nước”, ông Quốc Anh chia sẻ.
Thành phố phía Đông là điểm sáng mới để thúc đẩy phát triển đại đô thị
Phát biểu tại Hội thảo “Sức bật từ đại đô thị” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, bà Nguyễn Hương, Tổng Giám đốc CTCP Bất động sản Đại Phúc cho biết, phát triển đại đô thị là xu hướng đang ngày càng phổ biến trên thế giới, tuy nhiên vẫn chưa rõ nét ở Việt Nam.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự ra đời của công nghệ đã tác động sâu rộng đến các xu hướng quy hoạch và phát triển đại đô thị trong các thập niên gần đây. Thêm vào đó, xu thế phát triển cũng hướng đến việc lấy con người làm trọng tâm với nhiều giải pháp.
Theo bà Hương, các nhà quy hoạch đô thị đã tổng kết 5 xu hướng quan trọng tác động đến quá trình hình thành và phát triển đại đô thị. Trước hết là xu hướng khu đô thị thông minh. Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… là một trong những nước rất chú trọng phát triển loại hình khu đô thị thông minh với các giải pháp công nghệ tích hợp giúp quản lý, vận hành và cung cấp giải pháp tối ưu cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước… một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.
Thứ 2 là xu hướng khu đô thị xanh. Các khu đô thị có quy chuẩn không gian xanh, nhưng rất thấp so với chuẩn quy định. Trên thực tế, các khu đô thị hiện hữu của Việt Nam có tỷ lệ cây xanh chỉ đạt khoảng 1,5 – 2m2 trên đầu người, thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn quy định. Các khu dân cư, đô thị theo xu hướng này sẽ không chỉ có cây xanh mà còn cần không gian xanh, xử lý rác thải xanh, cung cấp các giải pháp về năng lượng, vật liệu thân thiện môi trường, không gian sống sạch, an toàn cho sức khỏe.
Thanh Hóa: Một nhiệm kỳ nhìn lại: Bài 1: “Làm tổ đón đại bàng”
Thế hệ lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa ngày nay không chỉ kế tục xứng đáng những thành quả của các thế hệ lãnh đạo đi trước mà còn tận tâm, tận lực cùng với đồng bào Thanh Hóa, làm nên kỳ tích trên tất cả các lĩnh vực. Quả thật không ngoa khi nói rằng, với những thành quả đó, chưa bao giờ Thanh Hóa có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày hôm nay. Trong đó, nhiệm kỳ 2015 – 2020 tạo ra nền tảng vững chắc giúp Thanh Hóa vững vàng trên thế và lực mới nhằm hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng.
Trong những năm gần đây, Thanh Hóa là một trong những địa phương có sự phát triển kinh tế – xã hội ấn tượng. Từ một tỉnh nghèo, năng lực cạnh tranh thấp, bằng nhiều giải pháp đồng bộ quyết liệt trong thu hút đầu tư, chính quyền địa phương đã từng bước đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Xem chi tiết tại đây
Thanh Hóa: Quy hoạch 1/500 Khu đô thị mới dọc đại lộ Nam Sông Mã hơn 48ha
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định 4088/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới dọc đại lộ Nam Sông Mã, phuờng Đông Hải, thành phố Thanh Hóa với hơn 48ha.
Theo quy hoạch được duyệt, Khu đô thị mới dọc đại lộ Nam Sông Mã có tổng diện tích 480.485m2, quy mô dân số dự kiến khoảng 8.000 nguời.
Thùy Anh (tổng hợp)