Thị trường bất động sản Việt Nam vừa có những chuyển động do tác động trực tiếp của Covid-19 vừa tiếp tục những xu hướng đã hình thành từ trước khi xảy ra đại dịch đồng thời được thúc đẩy nhanh hơn do đại dịch hoặc ngược lại.
Thực tế cho thấy, các bước tiến về công nghệ sẽ được hỗ trợ bởi việc 66% dân số Việt Nam là người dùng internet với thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày là 6 tiếng 42 phút; khoảng 45% người sử dụng điện thoại di động kết nối 3G và 4G. Trong khi đó, đối với các kiều bào, dịch COVID-19 đang có tác động rõ nét đến các quyết định đầu tư. Với 5 triệu kiều bào trên khắp thế giới, sau khi dịch bệnh kết thúc, dự kiến sẽ có một làn sóng đầu tư bất động sản mới từ kiều bào khi lượng người về Việt Nam tránh dịch ngày càng tăng.
Vì vậy, với việc đón đầu xu hướng đầu tư bất động sản, các ứng dụng và sàn thương mại điện tử của các tập đoàn lớn hứa hẹn sẽ mang lại sự thu hút cho cả nguồn vốn từ trong và ngoài nước.
Cũng phải khẳng định rằng, bất kể là thời điểm nào, bất động sản luôn là một kênh bảo vệ tài sản tốt và mang lại giá trị sinh lời cao. Lý giải điều này, giới chuyên gia bất động sản cho rằng: trước sự biến động chưa có điểm dừng của thị trường, trên tất cả các lĩnh vực thì bất động sản vẫn mang đến sự an tâm và có nhiều lựa chọn hơn so với các loại hình đầu tư khác. Đơn cử, nếu đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, thành bại của nhà đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Nhà đầu tư chỉ có thể lựa chọn giữ hoặc bán, trong khi với bất động sản, chủ sở hữu có nhiều lựa chọn khác như để ở, cho thuê hoặc bán.
Hơn nữa, giai đoạn này, thị trường bất động sản đang có sự sàng lọc cần thiết để giới đầu tư xác định các nhà phát triển uy tín, tìm kiếm được những dự án thực sự tốt. Đây cũng được xem là cơ hội để sở hữu bất động sản bởi dự báo đầu tư bất động sản trong những năm tới sẽ khó khăn vì mức giá đã tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, khi chọn lĩnh vực, nhà đầu tư cần có định hướng rõ ràng, nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm, lựa chọn các dự án có pháp lý hoàn thiện, sản phẩm hiện hữu để không “ăn trái đắng”.
Dấu ấn sâu sắc nhất của Covid-19 lên thị trường bất động sản chính là kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản. Tương tự như tuyệt đại đa số doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp bất động sản, kể cả các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh đều chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nhất là trong quý II/2020.
Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp môi giới bất động sản buộc phải dừng hoạt động do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội đối phó dịch bệnh.
Đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng thì vấp phải tác động của đại dịch Covid-19 khiến không ít doanh nghiệp bất động sản lâm cảnh lao đao. Doanh nghiệp buộc phải cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh, sa thải một bộ phận lao động hay ít nhất là giảm tiền lương và thu nhập của người lao động. Thậm chí một số doanh nghiệp bất động sản rơi vào thua lỗ, phải giải thể hay phá sản.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2020 đã có gần 85,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có không ít doanh nghiệp bất động sản.
Hệ quả tất yếu là nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đứt gãy nhiều chuỗi giá trị trên cả phạm vi quốc gia lẫn quốc tế. Các ngành nghề bị thiệt hại nhiều nhất do dịch bệnh và biện pháp kiềm chế lây lan của dịch bệnh là thương mại, du lịch, vận tải hành khách và nhiều ngành dịch vụ khác, kể cả giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,…
Có nhiều căn cứ để kỳ vọng rằng thị trường bất động sản cuối năm 2020 sẽ ấm dần và tăng nhiệt trở lại vào năm 2021, giúp cải thiện áp lực từ nợ xấu, căng thẳng việc làm, an sinh xã hội và động lực tăng trưởng kinh tế đất nước do hệ lụy từ đại dịch Covid-19 trên toàn cầu!
Sự trì trệ và cạnh tranh khốc liệt hơn là đặc trưng của thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2019 và suốt 3 quý năm 2020 gắn với sự giảm sút lòng tin vào cam kết bảo đảm lợi nhuận các bất động sản nghỉ dưỡng; sự thu hẹp đột ngột dòng khách du lịch quốc tế và nội địa; sự đứt gẫy các chuỗi cung ứng giá trị; sự giảm sút cả tổng cung, lẫn tổng cầu xã hội gắn với bùng phát kéo dài của đại dịch covid-19 trên toàn cầu; cũng như gắn với sự đóng băng thị trường đất nền do được quản lý chặt chẽ hơn…
Năm 2020-2021 và tới đây, thị trường sẽ chứng kiến sự thanh lọc các chủ đầu tư về năng lực phát triển sản phẩm nghỉ dưỡng. Những đô thị biển quy mô lớn, nhiều tiện ích, đa công năng và phong phú chủng loại sản phẩm sẽ là xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng trong thập niên tới.
Đặc biệt, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam nhiều khả năng sẽ hồi phục nhanh hơn các quốc gia khác do đạt được yếu tố an toàn nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, hơn nữa lại có khoảng cách gần với các nguồn du khách lớn và đà tăng trưởng tốt trong quá khứ.
Bên cạnh hai xu hướng trên, thị trường bất động sản tiếp tục ghi nhận dòng tiền hướng tới các sản phẩm nhà ở xã hội, chung cư bảo đảm chất lượng và tiện ích, đất thổ cư và nhà riêng có giấy tờ hợp pháp và địa điểm đắc địa.
Đặc biệt, các căn hộ chung cư sẽ có sức hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn nhà ngõ, hẻm nhỏ, do nhu cầu tiện ích và chất lượng sống của người tiêu dùng trẻ ngày càng có xu hướng nâng lên.
Ông Nguyễn Văn Đính – Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, đại dịch Covid-19 đã phủ bóng đen lên thị trường bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, trong kinh doanh BĐS, luôn có một quy luật đó là sau khó khăn, thị trường lại khởi sắc. Vì vậy, nhà đầu tư thông minh sẽ chọn đúng điểm rơi, đón đầu sóng thị trường. Trong thực tế, đã không ít nhà đầu tư thành công từ việc sẵn sàng mạo hiểm bỏ vốn khi thị trường gặp khó.
Khép lại một năm nhiều biến động, các chuyên gia tin tưởng và đặt kỳ vọng thị trường BĐS sẽ minh bạch hơn, bền vững và chuyên nghiệp hơn sau những thăng trầm. Theo ông Nguyễn Văn Đính, đại dịch Covid-19 đã khiến mảng BĐS du lịch nghỉ dưỡng điêu đứng khi hàng loạt khách sạn, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng phải đóng cửa. Tuy nhiên, chỉ cần kiểm soát dịch thành công, phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng là mảng trỗi dậy nhanh nhất.
Nhìn lại chặng đường của thị trường bất động sản năm 2020 có thể thấy, hầu hết các mảng của thị trường đều nỗ lực duy trì hoạt động trong đại dịch Covid-19. Các chuyên gia cho rằng, bất động sản vẫn là kênh đầu tư tiềm năng, đặc biệt sẽ tăng tốc mạnh trong năm 2021.