Năm 2021 là năm nhiều thách thức với ngành dịch vụ ăn uống do đại dịch COVID-19. Thế nhưng lĩnh vực này đã tìm được cách sống chung với khó khăn và vượt qua. Thói quen thanh toán của người tiêu dùng dần thay đổi. Để tránh tiếp xúc trực tiếp, người mua đã chuyển qua mô hình mua sắm online và thanh toán không dùng tiền mặt.
Người bán ở mọi quy mô cũng chuyển sang kỹ thuật số, bán hàng online và thanh toán không cần tiền mặt phù hợp với nhu cầu của khách hàng và an toàn với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Theo khảo sát, có đến 72% khách hàng trung thành hơn với các nhà bán lẻ cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán, 85% khách hàng mong muốn thanh toán theo cách họ muốn và 61% khách hàng tránh những người bán không chấp nhận bất kỳ hình thức thanh toán điện tử nào, chuyên gia này cho biết.
Ngoài ra, công nghệ khác như sinh trắc được xác định là biện pháp trong an toàn và phổ biến dành cho các giao dịch trong tương lai. Đặc biệt khi smartphone đã phổ cập và phủ sóng trên toàn thế giới, các giao dịch ngân hàng cũng đã sử dụng công nghệ sinh trắc học. Vậy nên ngành F&B cũng cần thực hiện hoá việc đưa công nghệ này vào quá trình vận hành.
Những người mua hàng truyền thống đã dần chuyển đổi sang thanh toán không dùng tiền mặt bởi sự thuận tiện, an toàn và nhanh chóng. Vậy nên các doanh nghiệp F&B cũng phải thay đổi cách phục vụ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Chuyên gia này cũng đề cập tới các xu hướng ứng dụng công nghệ mới, bán hàng đa kênh (Omnichannel) cung cấp các trải nghiệm mới cho khách hàng, cá nhân hóa các đối tượng khách hàng…
Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và Lào của Mastercard đã chia sẻ điều này tại Hội thảo về “Ẩm thực và đồ uống Việt Nam 2022” diễn ra ngày 11/2/2022 tại Hà Nội do Vietcetera và Mastercard tổ chức. Nhấn mạnh việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong ngành F&B, bà Winnie Wong cho biết, tại khu vực Đông Nam Á đã giảm các giao dịch bằng tiền mặt đến 60- 70% , khu vực Châu Á- Thái Bình Dương giảm 75%. Cũng tại khu vực này, có đến 91% giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt vì lý do an toàn và vệ sinh”.
Ngoài ra, có khoảng 80% khách hàng trong khu vực bày tỏ mong muốn mua sắm tại cửa hàng cũng như mua hàng online và trong đó có khoảng 69% khách hàng mong muốn được sử dụng các phương thức thanh toán mới nhất. Bà cũng nói thêm rằng, trước khi bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Việt Nam đã phát triển việc tiêu dùng không dùng tiền mặt trong các giao dịch trong cuộc sống. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển cho các giao dịch không dùng tiền mặt của F&B tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Các công nghệ mới đã giúp việc thanh toán trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc dùng tiền mặt. Đặc biệt, QR code không còn mới lạ với người dùng công nghệ, nhưng trong thời gian xảy ra đại dịch, nó đã phát huy, tối ưu hoá giúp người mua, người bán dễ dàng hơn trong các giao dịch.
Tổng Hợp