Giá nhà đất TP.HCM cao quá, nhiều người không đủ vốn để đầu tư nên chuyển về vùng ven. Đặc biệt, những khu vực đang “nóng”, nổi bật với thông tin quy hoạch càng thu hút dân đầu tư.
Thời gian qua, thị trường bất động sản ven TP.HCM chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều phân khúc. Đáng chú ý, đất nền là phân khúc có sức hút rất lớn dành cho các nhà đầu tư.
TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở và kéo giá nhà để bình ổn thị trường BĐS.
Theo HoREA, hiện nay, thị trường BĐS đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội. Do “thiếu cung” trong lúc tổng “cầu” rất lớn, mà theo quy luật cung – cầu đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua, biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở.
Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng “cung – cầu” vừa bị mất cân đối “lệch pha” về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường BĐS chưa tương xứng với tiềm năng.
Theo đó, HoREA đề nghị tháo gỡ “ách tắc” cho các dự án nhà ở thương mại “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở. HoREA cũng đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án BĐS, nhà ở thương mại thuộc diện phải rà soát về pháp lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra theo hướng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước (nếu có) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhằm thu đúng, thu đủ, hoặc thu hồi triệt để giá trị tài sản nhà nước, nguồn thu ngân sách nhà nước bị thất thoát, sau đó cho phép chủ đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện dự án, hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho khách hàng.
Ngoài ra, Hiệp hội đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện “đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất” để lựa chọn nhà đầu tư giúp làm tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại cho thị trường BĐS.
Báo cáo của DKRA Vietnam cho thấy, 3 tháng đầu năm 2022, đất nền là phân khúc được nhà đầu tư quan tâm nhiều. Đây cũng là loại hình bất động sản nóng nhất trong hơn 2 năm dịch bệnh.
Đón làn sóng đầu tư, giá đất nền vùng ven cũng liên tục tăng trong thời gian qua. Cụ thể, số liệu của DKRA Vietnam, quý I/2022, thị trường Đồng Nai ghi nhận giá đất nền tăng 7%. Trong khi đó, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh lại có giá bán đất nền tăng mạnh lần lượt là 27%, 23% và 17%. Riêng Long An, quý vừa qua cũng có sự điều chỉnh giá đất nền tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2021.
Khảo sát cho thấy, tại thị trường Bình Dương, giá đất tại Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An bình quân đang ở mức hơn 40 triệu đồng/m2. Tại Bến Cát, Tân Uyên với thông tin chuẩn bị lên thành phố, giá đất cũng đã chạm ngưỡng 20 triệu đồng/m2 ở các khu vực trung tâm, gần khu công nghiệp. Trong khi đó, Phú Giáo và Bắc Tân Uyên tuy là thị trường mới phát triển nhưng cũng dần tiệm cận.
Tại Long An, huyện Đức Hòa có thông tin lên thành phố cũng đã khiến các nhà đầu tư đi săn các dự án đất nền. Chỉ trong tháng 3, giao dịch đất nền ở Long An tăng mạnh nhất so với từ trước đến nay. Huyện Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước là những nơi có nguồn cung nhiều. Trong đó, Đức Hoà tăng cao nhất so với giai đoạn trước Tết và đạt mức cao nhất trong vòng 6 tháng gần đây. Còn tại Đồng Nai, thị trường đất nền sôi động nhất là ở huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai). Giá nhà đất liên tục nóng sốt bởi “siêu” sân bay Long Thành. Mức tăng giá đất tại 2 huyện đạt từ 15-20% so với trước đây. Giá đất ghi nhận tại Long Thành vào quý II/2021 là 600 – 700 triệu đồng/nền nay đã hơn 1 tỷ đồng/nền. Còn tại Nhơn Trạch, giá đất trên các trục đường từ dưới 20 triệu đồng/m2 thì nay đã lên 40-50 triệu đồng/m2.
Theo đó, khi quỹ đất tại TP.HCM ngày càng khan hiếm và giá đất đô thị tăng phi mã, nhiều ông lớn bất động sản và các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang các địa bàn vùng ven tìm kiếm cơ hội. Các địa phương giáp ranh đang còn quỹ đất lớn cộng với các thay đổi về quy hoạch, hạ tầng, kết nối giao thông cũng là yếu tố thu hút nhà đầu tư. Thị trường bất động sản các tỉnh này sẽ nhanh chóng đón sóng. Đặc biệt, phân khúc đất nền vùng ven với mức giá hợp lí đang thu hút nhà đầu tư và người dân, đón làn sóng “chuyển dịch” từ thị trường TP.HCM về vùng tiệm cận.
Bình Dương, Đồng Nai và Long An là một những địa phương có rất nhiều dự án bất động sản. Khi nhu cầu về nhà ở của người dân sinh sống làm việc tại TP.HCM quá cao, nhưng thành phố không đáp ứng nổi và giá cả tăng mạnh thì người mua buộc phải dạt về vùng ven.
Tổng Hợp