Vùng ven như Q.9, Hóc Môn, Củ Chi tăng 10- 20%. Thị trường đất tỉnh như Phú Mỹ, Định Quán, Bình Phước, Long An, Đăk Nông tăng trên 30%, so với thời điểm này hồi giữa năm 2020 thì đất tỉnh đã tăng hơn gấp đôi.
Hậu giãn cách, điểm sáng của thị trường BĐS đến từ phân khúc đất nhà vườn, trang trại, nghỉ dưỡng ven đô, xuất phát từ làn sóng “bỏ phố về quê” khi dịch bệnh xuất hiện. Xu hướng này phát triển suốt năm 2020 và có phần chững lại vào thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 khi đất nền “sốt” ở nhiều khu vực.
Không chỉ đất thổ cư, đất vườn, đất nông nghiệp tại các khu vực này cũng tăng giá chóng mặt. Hoạt động đầu tư mua bán sôi động khiến mặt bằng giá thay đổi những năm qua. Mức tăng ghi nhận trong một năm có thể lên đến 20-40%. Ghi nhận cho thấy, khoảng hai năm gần đây, nhiều người dân ở quê bán đất rồi lên đời. Từ trong nhà ra đến ngoài ngõ, đâu đâu người dân cũng bàn tán về mảnh vườn này, bãi đất kia được bán với giá trên trời. “Cò đất” lùng sục, họ vào tận thôn quê, xóm lẻ để tìm đất.
Chính nhu cầu tăng đã khiến giá cả phân khúc này tăng trưởng. Theo dự báo, giá đất vườn, đất nông nghiệp ven Sài Gòn còn tiếp tục xu hướng tăng tại các khu vực có lợi thế về hạ tầng, quy hoạch, gần sông, biển… Một lớp nhà đầu từ tư khu vực Tp.HCM, Bình Dương, Hà Nội… vẫn đang âm thầm “săn” loại hình BĐS này.
Hầu hết các huyện tại Đồng Nai, giá đất nông nghiệp đều tăng phi mã. Năm 2016, đất nông nghiệp trên địa bàn xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ giá khoảng 200-800 triệu đồng/ha, tùy theo vị trí. Còn thời điểm hiện tại, giá 1ha đất nông nghiệp đã tăng lên 4-8 tỷ đồng. Những thửa đất nông nghiệp gần mặt tiền đường lớn, giá có thể lên đến 1-2 tỷ đồng/sào (1.000m2). Tương tự, tại các huyện Tân Phú, Thống Nhất, Định Quán, Cẩm Mỹ… giá đất trên nhiều tuyến đường liên xã, trong các ấp cũng tăng cao. Tại ấp 2 xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, giá đất nông nghiệp đang giao dịch quanh mức 1-1,5 tỷ đồng/ha, tăng gấp 5-6 lần so với 2 năm trước; còn đất nằm trên các tuyến đường lớn có khi lên đến 5-7 tỷ đồng/ha. Tại các khu vực công nghiệp phát triển như các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Biên Hòa, Long Khánh, giá đất nông nghiệp lên mức mức 20-50 tỷ đồng/ha.
Tại khu vực Q.9, đất nền có dấu hiệu lắng xuống về giao dịch ở các NĐT. Đến thời điểm này, người mua thực đã “nhăm nhe” tìm đất. Một số nền đất giá còn dao động ở ngưỡng từ 1,6 tỉ đồng/nền (diện tích 50-54m2) tại khu vực P.Long Trường, Long Phước, P.Long Thạnh Mỹ được nhiều người mua thực tìm kiếm. Trong đó, không ít trường hợp đã nhanh chóng xuống tiền cọc vì sợ giá lại có thể lên đợt tiếp theo. Gặp nhóm người đi xem đất tại P.Long Phước, nhận thấy, đa số họ đều có tâm lý muốn mua được đất trong bối cảnh thị trường đất nền đang “hạ nhiệt”. Một khách hàng trong nhóm cho hay, mặc dù biết giá đất tại đây đã tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm năm ngoái nhưng nếu không mua rất khó cơ hội hội sở hữu về sau.
Tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh…tình hình diễn ra tương tư. Khoảng nửa tháng nay, NĐT “săn đất” giãn dần thay vào đó người nhu cầu thực tìm kiếm đất tăng lên. Theo các môi giới khu vực, hoạt động chốt nền ở hiện tại chủ diễn ra ở người mua thực, các NĐT tham gia ít hẳn. Một phần vì giá đã lên cao, phần vì họ lo ngại sẽ chịu rủi ro là NĐT cuối cùng, khó ra hàng khi thị trường bớt nóng.
Từ tháng 10/2021 đến nay, sau khi “bình thường mới”, chỉ có nhà phố ở thành phố giữ giá, còn thị trường vùng ven và đất tỉnh đã lập mặt bằng giá mới so với thời điểm quý 2/2021 trước bùng dịch. Giá đất vùng ven như quận 9 (cũ), Hóc Môn, Củ Chi tăng 10% đến 20% (ví du: 106 m2 đất quận 9 trước dịch giao dịch 4,8 tỷ thì nay rao 5,5 tỷ đồng; đất Củ Chi 220 m2 trước dịch 2,8 tỷ nay rao 3,6 tỷ đồng; 500 m2 từ 3,4 tỷ lên 4,4 tỷ, 222 m2 đất Hóc Môn trước 3,5 tỷ nay rao 4,2 tỷ đồng).
Phần lớn nhà đầu tư đã bắt đầu dồn tiền mua BĐS từ giữa 2020 (Thời điểm dịch bệnh bắt đầu). Đến 2021, tình hình dịch bệnh khó khăn hơn nên hầu như không ai làm ăn được gì, trong khi rủi ro lạm phát quá cao, thông tin về việc phát triển hạ tầng của nhà nước liên tục được triển khai, nên họ không những không ra hàng, mà còn tiếp tục mua thêm.
Tổng Hợp