Phần lớn thời gian của phiên giao dịch hôm 2/3, VN-Index chìm trong sắc đỏ. Ở nhóm bất động sản, chỉ có VIC là đầu kéo đáng chú ý. Còn lại, sắc đỏ vẫn bao trùm nhiều cổ phiếu…
Vốn hóa HoSE giảm 350 nghìn tỷ đồng
Theo số liệu mới nhất từ HoSE, vốn hóa của sàn đã “bốc hơi” 350 nghìn tỷ đồng trong tháng 2. Giá trị vốn hóa HoSE đạt hơn 4,08 triệu tỷ đồng, giảm 7,83% so với tháng trước, tương ứng giảm 350 ngàn tỷ đồng. Vốn hóa sàn HoSE chiếm hơn 94,14% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị trường và tương đương 43% GDP năm 2022 (GDP theo giá hiện hành).
SAB, CTG, MSN, HPG, VRE… lần lượt là những cổ phiếu gây áp lực lớn nhất đến thị trường. Đây đều là cổ phiếu thuộc rổ VN30. Trong nhóm VN30, 20 cổ phiếu giảm giá áp đảo 9 mã tăng giá. Dù mức giảm không lớn, chủ yếu trên dưới 1%, nhưng với áp lực cùng lúc từ 20 cổ phiếu lớn, VN-Index vẫn chìm trong sắc đỏ. Hàng loạt nhóm cổ phiếu như xây dựng, vật liệu, chứng khoán, bảo hiểm, dầu khí, bán lẻ… cũng ghi nhận sắc đỏ lấn át.
Cũng trong nhóm bất động sản, thêm cổ phiếu PVL bị cảnh báo khả năng hủy niêm yết bắt buộc. Nguyên nhân HNX đưa ra là tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2022 của PVL. Hôm nay PVL giảm sàn, xuống còn 2.500 đồng/cổ phiếu.
HNX nhấn mạnh việc xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu này theo quy định, đồng thời yêu cầu công ty có văn bản phản hồi về vấn đề nêu trên chậm nhất vào ngày 3/3.
Trong báo cáo tài chính kiểm toán 2022 đã nêu ý kiến về khoản phải trả gần 100 tỷ đồng cho Cục thi hành án dân sự TP. Hà Nội (ngày 31/12/2022), gần 13 tỷ đồng tạm ứng cho bà Lưu Thị Việt Hằng – Giám đốc sàn giao dịch bất động sản, chi nhánh của PVL và bà Trần Thị Hải Yến – Giám đốc sàn giao dịch bất động sản – cùng với gần 20 tỷ đồng tiền mặt tồn quỹ.
Ngoài các lưu ý, đơn vị kiểm toán cũng nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của PVL. Nợ ngắn hạn của công ty vượt quá tài sản ngắn hạn gần 26 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 22 tỷ đồng. Công ty lỗ lũy kế đến 31/12/2022 hơn 260 tỷ đồng. Khả năng hoạt động của công ty phụ thuộc khả năng thu hồi các khoản công nợ, khả năng chuyển nhượng sàn thương mại Chung cư Linh Tây.
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,94 điểm (0,28%) xuống 1.037,61 điểm. HNX-Index giảm 0,69 điểm (0,33%) xuống 206,14 điểm. UPCoM-Index giảm 0,36 điểm (0,47%) xuống 76,28 điểm.
Giá trị khớp lệnh HoSE chỉ hơn 5.153 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 121 tỷ đồng trên HoSE.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa thông báo về việc đưa cổ phiếu AMD của Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone vào diện đình chỉ giao dịch do công ty chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên năm 2022 quá 6 tháng so với thời hạn quy định.
HoSE cho hay, ngày 17/10/2022, cơ quan này đã ra quyết định chuyển cổ phiếuAMD từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch do công ty chậm nộp BCTC soát xét bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Ngày 3/2, FLC Stone đã có văn bản giải trình và nêu biện pháp khắc phục, tuy nhiên, hết ngày 28/2, quá 6 tháng so với thời hạn quy định (thời hạn công bố thông tin là 30/8/2022), FLC Stone vẫn chưa thực hiện công bố thông tin đến HoSE về BCTC soát xét bán niên năm 2022 của công ty.
Số liệu của CBRE cho thấy, trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm, nguồn cung căn hộ mới ở cả TP.HCM và Hà Nội trong quý IV/22 lần lượt sụt giảm 81% và 38% so với cùng kỳ, dẫn đến lượng tiêu thụ giảm mạnh 80% và 63%.
Dù vậy, giá nhà không giảm mạnh. Giá căn hộ sơ cấp ở TP.HCM và Hà Nội trong quý IV/2022 giảm 1-3% so với quý trước, thậm chí phân khúc trung cấp còn tăng giá 2-5%. Giá thứ cấp bất động sản liền thổ đi ngang ở TP.HCM, nhưng giảm 8% so với quý trước ở Hà Nội.
Tại Hà Nội, tỷ lệ hấp thụ căn hộ trong quý IV/2022 ở mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
Nguồn cung mới nhà ở hiện ngày càng thu hẹp và đối mặt tình trạng lệch pha cung cầu, trong đó căn hộ bình dân khan hiếm chiếm chưa tới 2% tổng nguồn cung căn hộ mới tại TPHCM và Hà Nội trong 2022.
“Theo chúng tôi quan sát, TP.HCM và Hà Nội đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung căn hộ mới từ năm 2020, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ vẫn đạt ở mức cao cho thấy nhu cầu mua nhà vẫn khả quan. Do đó, chúng tôi tin rằng Luật Đất đai sửa đổi 2023 nếu được ban hành và có hiệu lực kịp thời như kế hoạch vào nửa cuối 2024 sẽ là “bước ngoặt” lớn cho ngành BĐS, khi tháo gỡ các nút thắt pháp lý trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới, từ đó giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi từ 2024-2025”, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) nhận định.
Nếu các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, nhiều khả năng chu kỳ “đóng băng” hiện tại sẽ diễn ra ngắn hơn so với giai đoạn trước.
Tổng Hợp
(Dân Việt, Đầu Tư Chứng Khoán)