Sáng 3/6, hệ thống check-in của Vietjet, có máy chủ đặt tại Canada gặp sự cố, kéo theo hàng loạt chuyến bay của hãng này bị chậm nhiều giờ đồng hồ. Khách chưa được bay khiến sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng quá tải, chật kín người. Tình trạng này chỉ kết thúc khi Vietjet khắc phục xong lỗi hệ thống (trưa 5/6).
Theo ông Đinh Việt Sơn, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam, cho biết cơ quan này đã nhận được biên bản làm việc trong vụ việc trên từ Cảng vụ hàng không miền Nam. Vietjet cũng đang giải trình thêm.
“Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông tin ban đầu, chưa thể kết luận được”, ông Sơn nói và cho biết nếu xác định việc chậm chuyến xuất phát từ lỗi chủ quan của Vietjet, hãng sẽ phải bồi thường cho hành khách. Trường hợp do khách quan như thời tiết, lý do kỹ thuật, an ninh chuyến bay không đảm bảo… thì thôi.
Liên quan đến bồi thường, quy định của Bộ Giao thông Vận tải chỉ rõ mức bồi thường ứng trước không hoàn lại cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa dao động 200.000 – 400.000 đồng tùy độ dài đường bay.
Cụ thể, chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km thì khách được bồi thường 200.000 đồng. Độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km thì số tiền được bồi thường là 300.000 đồng. Độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên, khách được bồi thường 400.000 đồng.
Trước đó, đại diện Vietjet lý giải nguyên nhân chậm chuyến do sau dịch Covid-19, nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao đột biến dẫn tới quá tải các hệ thống dịch vụ tại sân bay. Ngày 3/6, do nghẽn hệ thống máy tính kết nối giữa hãng hàng không và sân bay Tân Sơn Nhất cùng với ảnh hưởng của thời tiết xấu, một số chuyến bay đến và đi từ TPHCM của hãng này phải thay đổi kế hoạch khai thác.
Chuyến bay mang số hiệu VJ464 bay từ TPHCM đi Đà Nẵng lịch trình khởi hành vào lúc 22h55 ngày 3/6 nhưng phải đến 5h15 ngày 4/6 mới cất cánh (chậm hơn 6 tiếng); chuyến bay VJ224 từ TPHCM đi Vinh (Nghệ An) chậm gần 5 tiếng; chuyến bay VJ252 từ TPHCM đi Thanh Hóa chậm hơn 3 tiếng.
Sau sự cố trên, Cảng vụ hàng không miền Nam đã họp với các bên liên quan để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và hướng khắc phục. Bên cạnh đề nghị hoàn thiện hệ thống làm thủ tục để đảm bảo quy trình bay được thông suốt, Cảng vụ hàng không miền Nam yêu cầu Vietjet “bồi thường ứng trước không hoàn lại” cho khách trên các chuyến bay bị delay nhiều giờ trong ngày 3/6.
“Bồi thường ứng trước không hoàn lại” được hiểu là việc bồi thường bằng tiền hoặc bằng các hình thức phù hợp khác mà người vận chuyển phải trả cho hành khách trong các trường hợp theo quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào việc xác định mức thiệt hại thực tế của hành khách.
Đến thời điểm này đến từ Vietjet Air, khi hãng hàng không giá rẻ ghi nhận doanh thu đạt 4.522 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của hãng đạt 244 tỷ đồng, tăng 98%, đồng thời là mức cao nhất kể từ quý IV/2020 khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.
Tuy nhiên, phần lãi này chủ yếu đến từ doanh thu tài chính của doanh nghiệp. Nếu tính riêng hoạt động vận chuyển hành khách, Vietjet Air ghi nhận khoản lỗ gộp 256,8 tỷ đồng.
Tổng Hợp