Ngày 18/5, Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức lễ công bố Báo cáo cập nhật Đánh giá Quốc gia Việt Nam 2021 với tiêu đề “Để Việt Nam tươi sắc đào xuân? Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả”.Việt Nam sẽ bị trì hoãn và tăng trưởng GDP trong năm 2022 sẽ thấp hơn mức 6,0-6,5% như đã được dự báo…
Các cơ quan thực thi chính sách tiền tệ cần phải cảnh giác trước những rủi ro tăng cao liên quan đến nợ xấu, đặc biệt là ở các ngân hàng đã thiếu vốn từ trước đại dịch. Việc hữu ích cần làm là xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu và có cơ chế rõ ràng để xử lý các ngân hàng yếu kém và gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục tái cấp vốn các ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu của Basel II và xem xét việc nới lỏng hạn chế đối với tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Một hệ thống cảnh báo sớm và cơ chế giám sát theo rủi ro (risk-based supervision) cũng cần phải được xây dựng để xác định nguy cơ tiềm tàng đối với từng ngân hàng thương mại và toàn bộ hệ thống. Chính phủ nên có chiến lược rõ ràng đối với việc giảm dần và dừng các biện pháp tái cơ cấu nợ đã ban hành trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh đó, WB cho rằng, Chính phủ có thể sẽ phải mở rộng gói hỗ trợ tài chính (cả độ bao phủ lẫn mức hỗ trợ), hiện tại còn khiêm tốn, trong khi nguồn thu có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi kinh tế phục hồi yếu hơn dự kiến. Ở giai đoạn hiện nay, rủi ro tài khóa dường như trong tầm kiểm soát nhưng cần tiếp tục được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt vì nó liên quan đến sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp nhà nước (kể cả trong ngành giao thông), có thể dẫn đến các khoản nợ tiềm tàng.
Theo báo cáo của WB, khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi, các chính sách hỗ trợ sẽ giảm dần. Từ năm 2022 trở đi, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét vận hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng để cân bằng giữa hai mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, đồng thời theo dõi chặt chẽ sức khỏe khu vực tài chính. Chính sách tài khóa, trong trung hạn, sẽ lại được củng cố theo hướng thắt chặt để đảm bảo bền vững nợ.
Đồng thời, Chính phủ sẽ cần phải cải thiện thu ngân sách và hiệu quả chi tiêu, đặc biệt là chất lượng đầu tư công, để đáp ứng nhu cầu hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ xã hội của Việt Nam trong thập kỷ tiếp theo.
“Cần lưu ý là những dự báo tăng trưởng cần được xem xét một cách thận trọng vì quy mô và thời gian kéo dài của đại dịch vẫn rất khó đoán định, trong đó có khả năng xuất hiện các biến chủng mới cũng như tốc độ triển khai chương trình tiêm chủng của Việt Nam và thế giới. Nếu những rủi ro này trở thành hiện thực, phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ bị trì hoãn và tăng trưởng GDP trong năm 2022 sẽ thấp hơn mức 6,0-6,5% như đã được dự báo”, WB khuyến cáo.
Tuy nhiên, theo WB mặc dù triển vọng của Việt Nam vẫn tích cực, nhưng Chính phủ cần giải quyết các rủi ro tăng cao về xã hội, tài chính và tài khóa.
Cụ thể, chính quyền cần ngay lập tức xem xét việc tăng cường phạm vi bao phủ, xác định đối tượng và mức chi trả của các chương trình bảo trợ xã hội quốc gia để đảm bảo các nạn nhân hiện nay và trong tương lai của những cú sốc vì tai họa thiên nhiên, y tế hoặc kinh tế được hỗ trợ phù hợp.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, “GDP theo đầu người của Việt Nam đã tăng gấp năm lần sau ba thập kỷ qua, trong khi thể chế của quốc gia chưa thích ứng với tốc độ thay đổi đó kể từ thời kỳ Đổi mới vào cuối thập kỷ 1980. Cải cách thể chế đồng bộ có thể giúp quốc gia tránh bẫy thu nhập trung bình qua nâng cao hiệu quả ứng phó với những thách thức mới và phức tạp phát sinh trong nước và trên toàn cầu”.
Tổng Hợp