Đối với các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc, thì lãi suất và và giá bất động sản có quan hệ nghịch chiều, khi lãi suất tăng thì giá bất động sản sẽ giảm. Thị trường tài chính ở các quốc gia này rất phát triển, có đến 80% người mua bất động sản phải đi vay. Những biến động trong lãi suất vì thế mà cũng rất nhanh chóng được phản ánh vào giá nhà.
Giai đoạn lãi suất cao nhà đầu tư phải cân nhắc hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính, giảm dư nợ. Việc điều chỉnh tỷ trọng nợ cần phải được xem xét trong mối tương quan với việc tốc độ tăng giá của bất động sản. Nếu tốc độ tăng giá của bất động sản cao hơn sự thay đổi của lãi suất và vẫn nằm trong ngưỡng chấp nhận được thì nhà đầu tư có thể cân nhắc giữ mức vay đó, còn khi thị trường nhà đất có những dấu hiệu chững lại, phải xem xét việc chủ động hạ dư nợ xuống.
Việc NHNN không trực tiếp ấn định lãi suất, sử dụng lãi suất đấu thầu nhưng chỉ chấp nhận cho 8/20 thành viên tham gia thị trường vay gần 15.000 tỷ với lãi suất 3,8% thay vì 2,5%, qua đó cũng “bắn tín hiệu” về điều kiện vay vốn với chi phí rẻ không còn phủ rộng trong hệ thống.
Thêm một tín hiệu về thanh khoản đã hẹp hơn so với bức tranh dư thừa của tháng trước, đó là động thái của “ông lớn” Vietcombank khi nhà băng này vừa chính thức gia nhập cuộc đua điều chỉnh lãi suất huy động tăng lên, theo sau VietinBank, BIDV và Agribank. Như vậy, trọn bộ nhóm Big 4 đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tùy kỳ hạn trong năm nay. Trong đó, Vietcombank đã đưa lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 12 tháng lên tới 5,8%, cùng kỳ hạn và gửi tiết kiệm tại quầy là 5,6% – tương đương với 3 ngân hàng có vốn quốc doanh còn lại.
Với vị trí của 4 ngân hàng chiếm hơn ⅓ thị phần tín dụng trên thị trường và tương đồng, tăng trưởng huy động lẫn dư nợ của các nhà băng này gấp nhiều lần so với các thành viên khác, những bước đi của các ngân hàng này luôn được cho là tín hiệu cụ thể về khả năng điều chỉnh, thay đổi các chính sách tiền tệ liên quan đến lãi suất trên thị trường.
Trong khi tín dụng đầu tư bất động sản có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách chung thì việc vay mua nhà để ở không quá lo ngại bởi phân khúc này vẫn được Chính phủ và các nhà băng khuyến khích. Không chỉ lãi suất hấp dẫn mà các chính sách để hỗ trợ người vay thuận tiện, dễ dàng cũng được nhà băng lưu ý.
Lãi suất liên ngân hàng đã bật tăng dưới áp lực của thanh khoản – Nội dung này được khái quát qua các dữ liệu theo báo cáo của Bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research). Theo đó, khép lại tuần vừa qua, lãi suất thời hạn qua đêm ghi nhận ở 2,8% (tăng gần 2 điểm % so với tuần trước) và 1 tuần là 2,82%, tăng 1,45 điểm %. Có thể nói là lãi suất liên ngân hàng đã tăng rất mạnh.
Cập nhật đến ngày 26/7/2022 theo dữ liệu NHNN, lãi suất bình quân liên ngân hàng thời hạn qua đêm thậm chí ghi nhận ở mức 5,01%. Như vậy, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn này đã tăng vọt tới hơn 16 lần so với thời điểm những ngày đầu tháng 6 (03,-0,4%), trước khi NHNN mở lại kênh tín phiếu. Lãi suất các thời hạn khác cũng tăng đáng kể.
Tương tự như xu hướng đảo chiều lãi suất trước khi NHNN mở kênh tín phiếu hút ròng tiền trên thị trường so với giai đoạn hiện nay, thanh khoản cũng đã có dấu hiệu co hẹp lại và hệ thống không còn dư thừa tiền.
Một chuyên gia cho rằng việc NHNN hút ròng tiền qua kênh tín phiếu lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng trong hơn 1 tháng qua, đã cho kết quả hết sức cụ thể giúp đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao, góp phần giảm chênh lệch VND-USD và giảm bớt áp lực tỷ giá. Song song đó, phiên giao dịch 26/7 gần đây thị trường cũng chứng kiến lãi suất trúng thầu trên thị trường mở (OMO) xác lập mức mới 3,8%/năm cho kỳ hạn 7 ngày, thay cho mức 2,5% trước đó. Đây là lần đầu tiên lãi suất OMO tăng kể từ tháng 9/2020, khi NHNN đã trực tiếp giảm trong đồng loạt đợt giảm các lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước COVID-19.
Tổng Hợp