Cập nhật từ các báo cáo phân tích cho thấy, tỷ lệ lạm phát toàn cầu đang tỏ ra khó chế ngự hơn so với dự kiến. Năm 2023, do còn nhiều biến số khó lường nên tăng trưởng của Việt Nam có thể chậm hơn năm 2022 trong khi lạm phát sẽ nhích tăng.
Tại Việt Nam, sức nóng của lạm phát dường như chưa quá đáng sợ. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lạm phát bình quân tại Việt Nam khoảng 3,8% trong năm 2022. Trong đó, mối lo chủ yếu đến từ áp lực lạm phát bên ngoài và chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed và các nền kinh tế phát triển, có thể dẫn đến biến động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu, làm suy giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Nhìn lại bức tranh thị trường, giá cả trong nước 9 tháng qua, theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, bình quân CPI 9 tháng chỉ tăng 2,73% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 3,85% cùng kỳ năm 2020 và cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2021 (1,82%).
Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2022 được kiểm soát ở mức tăng 1,88%. CPI 9 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu.
Giá xăng dầu trong nước dù giảm nhiệt gần đây nhưng tăng sốc 41,07% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 1,48 điểm phần trăm; giá gas tăng 18,75%, làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, do giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm giao thông lại chiếm trọng số khá thấp, chỉ 9,67% trong rổ tính CPI nên dường như sức nóng từ cuộc chiến năng lượng không phả quá mạnh vào chỉ số CPI.
Báo cáo khái quát tình hình kinh tế – xã hội quý III/2022 và 9 tháng qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, so với tháng 12/2021, CPI tháng 9 tăng 4,01% và so với cùng kỳ 2021 tăng 3,94%. Bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ 2021; lạm phát cơ bản tăng 1,88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,73%).
Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào là những nguyên nhân chính đẩy CPI tháng 9/2022 tăng 0,4% so với 8/2022. Trong tháng 9, chỉ số giá vàng giảm 1,71% so với tháng 8/2022 còn chỉ số giá USD tăng 0,53%.
Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý III và 9 tháng năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Lý giải về chỉ số CPI tại họp báo, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê thông tin, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước chủ yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022 – 2023.
Theo các chuyên gia, mặc dù lạm phát trong 9 tháng qua ở trong “vùng xanh” nhưng từ nay đến năm 2023, với hàng loạt biến số dồn dập như: biến động giá năng lượng, gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử đổ dồn giải ngân trong năm tới, trợ lực từ chính sách giảm thuế giảm dần hay tăng giá các dịch vụ công, tiền lương… việc kiểm soát lạm phát sẽ vô cùng khó khăn…
Cập nhật từ các báo cáo phân tích cho thấy, tỷ lệ lạm phát toàn cầu đang tỏ ra khó chế ngự hơn so với dự kiến. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, lạm phát cao dai dẳng và nghiêm trọng nhất trong 4 thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn của châu Âu.
Để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% từ mức 8-9% hiện nay, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã 5 lần nâng lãi suất, trong đó có 3 lần tăng 0,75 điểm phần trăm liên tiếp. Dồn dập ba áp lực lớn từ khủng hoảng năng lượng, lạm phát cao và thắt chặt chính sách tiền tệ tiếp tục bao trùm nhiều quốc gia.
Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá trong việc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương luôn theo dõi, bám sát tình hình, đảm bảo các yếu tố cung cầu và xử lý ngay nếu như có những biến động giá bất thường.
Hai là, thực hiện các biện pháp tiền tệ thận trọng, chủ động, hiệu quả phối hợp với các chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm… góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Ba là, tiếp tục chủ động trong đề xuất xây dựng phương án điều chỉnh giá mặt hàng do Nhà nước quản lý. Chủ động phương án điều chỉnh giá để trình các cơ quan.
Bốn là, sử dụng linh hoạt hiệu quả các công cụ, các biện pháp điều tiết để bình ổn giá thị trường, tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá và công khai thông tin về giá.
Tổ chức thanh kiểm tra, chấp hành pháp luật giá. Các bộ, ngành, các địa phương theo dõi diễn biến cung cầu giá cả thị trường thuộc lĩnh vực quản lý, để có biện pháp điều hành phù hợp.
Tổng Hợp