Khi lấy thông tin từ các cơ sở dữ liệu đất đai, cập nhật giá chuyển nhượng, giá đấu giá, cần cân nhắc vì giá trong hợp đồng chuyển nhượng cơ bản là thấp so với thực tế.
Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao không đưa phương pháp quy định giá đất vào luật, ông Đào Trung Chính – Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ TN&MT) – (Tổ trưởng Tổ biên tập, Luật Đất đai sửa đổi) cho biết: “Chúng tôi tiếp thu ý kiến góp ý đưa các phương pháp xác định giá đất vào luật và cũng nghiên cứu phương án sẽ đưa các phương pháp xác định giá đất vào luật, tuy nhiên không thể đưa hết được. Có những công thức xác định phương pháp xác định giá đất rất chi tiết, mang tính kĩ thuật rất nhiều, nếu đưa vào luật sẽ chi tiết quá”.
“Nếu Luật cứng quá, sau này nếu phải sửa sẽ rất khó khăn vì vậy cần phải linh hoạt. Cơ quan soạn thảo gặp không ít khó khăn khi phải cân nhắc liều lượng như thế nào vào trong luật sao cho phù hợp”, ông Đào Trung Chính nói.
Nguyên nhân vì đánh thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chênh lệch giữa người mua trước và người bán sau, nếu có chênh lệch thì bị đánh thuế. Nếu không có chênh lệch thì đánh thuế theo phần trăm mặt bằng giá đất.
“Chỗ này hiện nay đang có kẽ hở, khuyến khích người dân nói dối. Người dân chỉ khai giá thấp, tội gì phải khai cao để đóng thuế ở mức cao”, ông Đào Trung Chính nhấn mạnh.
Ông Đào Trung Chính cho biết thêm: “Trong dự thảo luật lần này sẽ sửa theo hướng giá đất đưa về sát với giá thị trường. Chúng tôi cũng kiến nghị sửa quy định trong luật thuế thu nhập về chuyển quyền sử dụng đất là không đánh thuế theo mức chênh lệch mà sử dụng luôn bảng giá. Như vậy, khuyến khích người dân khai báo đúng, sẽ không bị ảnh hưởng gì mà còn được bảo vệ qua đó còn có thêm dữ liệu về đất đai. Đảm bảo thu thuế đúng mức với thực tế. Nếu khai sai, khi xảy ra tranh chấp sẽ bị thiệt”
Các nước phát triển G7, G20, chúng ta dễ nhận thấy một quốc gia phát triển thường tuần tự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, sau đó đến dịch vụ. Thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt thương mại, dịch vụ, công nghệ lên hàng đầu. So với các quốc gia và lãnh thổ ở Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam mở cửa cho dịch vụ rất sớm vì đã xác định khu vực dịch vụ là động lực chính cho phát triển kinh tế về dài hạn. Do đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển thương mại, dịch vụ dài hạn và chiến lược đó cần bắt đầu từ quy hoạch và chính sách đất đai.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 – 2030 đặt mục tiêu nâng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương về quản lí, sử dụng đất đặt ra mục tiêu: “Có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai”. Những mục tiêu tham vọng này cũng như thực tiễn cuộc sống đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cần hoàn thiện việc quản lí, sử dụng đất thương mại, dịch vụ trong Luật Đất đai (sửa đổi) để khơi thông nguồn lực vô tận này phục vụ phát triển đất nước, góp phần hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.
Đất thương mại, dịch vụ là loại đất có nhiều ưu thế cả về kinh tế và xã hội nhưng hệ thống chính sách, pháp luật về đất thương mại, dịch vụ còn khá mờ nhạt. Thực tế đó đặt ra yêu cầu về hoàn thiện pháp luật, trực tiếp là pháp luật đất đai, tương xứng với vị trí, vai trò của đất thương mại, dịch vụ giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Tổng Hợp
(VOV)