Kỳ vọng của nhà đầu tư với thị trường hiện rất thấp, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thị trường đã “buồn” càng trở nên ảm đạm hơn. “Vận động viên lướt sóng”… ngồi bờ…
Trao đổi cùng các thành viên thị trường, điểm chung mà phóng viên Đầu tư Chứng khoán ghi nhận được đó là tâm lý chờ đợi. Theo Batdongsan.com.vn, dù giá chung cư tại Hà Nội 4 tháng đầu năm có dấu hiệu đi ngang, thậm chí giảm nhẹ ở một số sản phẩm, tuy nhiên, có tới 49% nhà đầu tư cho biết vẫn đang chờ đợi chứ chưa xuống tiền. Hay với phân khúc đất nền, giao dịch đã trầm lắng kéo dài từ năm 2022 đến nay do nhiều nguyên nhân như nguồn vốn, lãi suất, nguồn cung sản phẩm.
Chỉ trong 1 – 2 tháng thời điểm đầu năm, có khá nhiều nhà đầu tư từng khoe nhân đôi tài khoản nhờ đầu cơ đất nền, thậm chí có nhà đầu tư còn khoe sở hữu bộ sưu tập hàng chục sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất),… Tuy nhiên, cũng vì mải mê chạy theo trào lưu “đám đông”, không ít nhà đầu tư đã phải nếm “trái đắng” sau đó không lâu.
Những người sử dụng vốn vay và đòn bẩy để đầu tư đang gặp nhiều rắc rối. Khi thị trường sôi động, chỉ cần khoảng vài ngày đến một tuần là nhiều người có thể sang tay một giao dịch, kiếm lời 50 – 100 triệu đồng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay bức tranh đang có phần đảo ngược. Tại một số tỉnh, số người bán thậm chí đang nhiều hơn số người hỏi mua.
Đặc biệt, từ giữa cuối II/2022, thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng lãnh đạo một số doanh nghiệp vướng vào lao lý đã khiến tâm lý chung trên thị trường e ngại, mọi giao dịch bị trì hoãn, các dự án đang triển khai phải nhấn nút “tạm dừng”.
Tình trạng này không chỉ kéo dài một hai tháng mà đã diễn ra trong suốt nửa cuối năm 2022 và càng về sau thì “sức khoẻ” thị trường cũng như cộng đồng doanh nghiệp càng suy giảm.
Theo khảo sát thực tế, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ; một số cổ phiếu bất động sản “nằm sàn”, đặc biệt là rủi ro sụt giảm sâu thanh khoản, có thể bị mất thanh khoản, thể hiện qua việc một số doanh nghiệp đang phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để “tồn tại”.
Đơn cử như một số doanh nghiệp bất động sản đang phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động tác động đến vấn đề an sinh xã hội, ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình; hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống của nhiều người lao động.
Ngoài ra, do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên nhiều doanh nghiệp bất động sản “đói vốn”, phải vay vốn ngoài xã hội như tín dụng đen với lãi suất rất cao, đầy rủi ro; hay phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng). Điều này tuy tạo ra cơ hội cho khách hàng mua nhà với giá rẻ hơn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro do là sản phẩm hình thành trong tương lai.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho hay thị trường bất động sản đang rất khó khăn, sức mua và thanh khoản giảm mạnh, thiếu dòng tiền; thiếu nguồn cung nhà ở đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý; giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên khó tạo lập được nhà ở.
Tổng Hợp
(24H, Báo Đầu Tư)