Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD).
Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%.
Thông tư cũng nêu rõ, mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Việc thực hiện phân loại nợ phải đáp ứng các yêu cầu sau, có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 1 năm, có chính sách dự phòng theo quy định;…
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Ngoài ra, sau thời gian tối thiểu 5 năm, từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/10/2021, thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, tài sản bảo đảm. Về nguyên tắc, thông tư quy định, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ.
Về lý thuyết, tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Theo đó, việc hạ tỷ lệ này xuống cũng có nghĩa rằng các ngân hàng có nhiều thanh khoản hơn, cung tiền nhiều hơn, có thêm dư địa để giảm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.
Sẽ có khoảng 157.000 tỷ đồng sẽ được bơm ra vào tháng 7 và 8/2021 nếu các hợp đồng mua bán ngoại tệ không bị hủy ngang và không có các động thái trung hòa của NHNN như phát hành tín phiếu để hút tiền về. Hiện tại, lãi suất liên ngân hàng đang ở mức 0,97%/năm đối với kỳ hạn qua đêm và 1,18%/năm với kỳ hạn một tuần. Tính chung cho tháng 7, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hầu như đi ngang, ở vùng 1,01%/năm cho kỳ hạn qua đêm, giảm nhẹ từ vùng 1,21%/năm trong tháng 6. Lãi suất liên ngân hàng dự báo sẽ duy trì ở mức thấp khi lượng tiền đồng từ bán ngoại tệ kỳ hạn tiếp tục về nhiều hơn trong thời gian tới. Thậm chí, trên kênh thị trường mở (OMO) trong những tháng gần còn diễn biến khá ảm đảm, cho thấy thanh khoản chưa rơi vào căng thẳng.
Trong báo cáo mới đây về cuộc điều tra xu hướng xu hướng kinh doanh nửa cuối năm, bản thân các nhóm tổ chức tín dụng hầu hết đều giảm mức dự báo tăng trưởng tín dụng của đơn vị mình trong năm 2021 so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước do quan ngại về tác động khó lường của dịch bệnh COVID-19 thời gian tới.
Tĩnh Kiên