Trên thực tế, từ lâu, TP.HCM đã là trung tâm kinh tế – tài chính của cả nước. Bởi, TP.HCM đóng góp khoảng 23% GDP, 27% ngân sách quốc gia, thu hút hơn 33% số dự án FDI của cả nước, chiếm một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh M&A, các quỹ đầu tư mạo hiểm, kiều hối.
TP.HCM chỉ cách khoảng 3h bay với các nền kinh tế năng động của châu Á như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và xa hơn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Việt Nam ở múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu nên có lợi thế thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian các trung tâm này nghỉ giao dịch. Ngoài ra, các tổ chức tài chính cũng đang tìm kiếm địa điểm mới ở các nước khác tại châu Á.
Hiện nay, bảng xếp hạng Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu (GFCI) đánh giá TP.HCM là một trung tâm tài chính toàn cầu, nhưng xếp hạng không nói là trung tâm tài chính quốc gia hay quốc tế, mà là trung tâm tài chính toàn cầu thứ cấp. Tính chất thứ cấp này nằm ở năng lực cạnh tranh.
Cũng theo bảng xếp hạng này, năng lực cạnh tranh của TP.HCM ngang bằng các thành phố lớn trong khu vực như Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia) và không thua quá nhiều nếu so với Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia).
Xét trên yếu tố địa kinh tế, thị trường tài chính trong khối ASEAN có thể phân thành 3 nhóm yếu, trung bình và mạnh. Trong đó, Singapore là quốc gia duy nhất ở nhóm mạnh.
Như vậy, có thể thấy rằng, TP.HCM hoàn toàn có điều kiện trở thành một Trung tâm Tài chính Quốc tế.
Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng và cơ hội trở thành một Trung tâm Tài chính Quốc tế, thế nhưng để biến “giấc mộng” 20 năm qua trở thành sự thật, TP.HCM bắt buộc phải giải quyết các nút thắt vẫn còn tồn đọng. Trong đó, cơ chế, pháp luật hiện nay chính là “nút thắt” lớn nhất.
Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết ông được giao nhiệm vụ hỗ trợ hình thành sàn giao dịch hàng hóa phái sinh ở phía Bắc từ 2019, thế nhưng đến nay đã 3 năm vẫn không xin được giấy phép vì nhiều khó khăn. Từ dẫn chứng đó, ông Kiên chung nhận định rằng để thực hiện hóa đề án này sẽ phải sửa rất nhiều luật.
TS. Nguyễn Đức Kiên gợi ý TP.HCM có thể đề xuất Quốc hội cho nghị quyết thí điểm trong giai đoạn 1 (đến năm 2025). Sau đó, TP.HCM tổng kết để đưa vào văn kiện Đại hội Đảng XIV. Đến năm 2026, nếu cần sửa gì thêm thì TP.HCM tiếp tục đề xuất. Mật độ tập trung của các định chế tài chính trên địa bàn TP.HCM hiện vào loại cao nhất cả nước. Năng suất lao động của TP.HCM gấp 2,7 lần năng suất lao động cả nước, cùng với lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng được đào tạo và làm việc trong các lĩnh vực tài chính và liên quan như kế toán, kiểm toán, trọng tài, luật sư.
Lộ trình này được đề cập trong báo cáo của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP HCM (HFIC) gửi UBND TP về tiến độ xây dựng đề án phát triển TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế.
Theo đó, hiện đề án đã hoàn thiện dự thảo 1 lần 2 sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế cao cấp, các tổ chức tài chính – kinh tế, các trường đại học… Mô hình trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM được HFIC báo cáo nêu rõ 3 cấu phần cụ thể, gồm: thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng; thị trường vốn; thị trường hàng hóa phái sinh.
Đáng chú ý, dự thảo 1 lần 2 của đề án này đã đưa ra lộ trình cụ thể gồm 3 giai đoạn xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM. Trong đó, giai đoạn đầu từ năm 2021-2025 sẽ củng cố vị thế TP HCM là trung tâm tài chính quốc gia. Nâng cấp từ trung tâm tài chính thứ cấp thành một trung tâm tài chính quốc tế trong bảng xếp hạng Chỉ số các trung tâm tài chính toàn cầu của GFCI trước năm 2025. Bước đầu định hình được khu trung tâm tài chính – thương mại phức hợp tại Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) nhằm thu hút các dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) và ngân hàng số gắn với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh…
Theo đó, mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM được HFIC báo cáo nêu rõ 3 cấu phần cụ thể, gồm: thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng; thị trường vốn; thị trường hàng hóa phái sinh.
Đáng chú ý, dự thảo 1 lần 2 của đề án này đã đưa ra lộ trình cụ thể gồm 3 giai đoạn xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP. HCM. Trong đó, giai đoạn đầu từ năm 2021-2025 sẽ củng cố vị thế TP.HCM là trung tâm tài chính quốc gia.
Nâng cấp từ trung tâm tài chính thứ cấp thành một trung tâm tài chính quốc tế trong bảng xếp hạng Chỉ số các trung tâm tài chính toàn cầu của GFCI trước năm 2025.
Tổng Hợp