Không ít các nhà đầu tư quan niệm rằng: “Trong nguy có cơ”. Dù dịch bệnh xảy ra nhưng đây là cơ hội vàng săn hàng cắt lỗ từ “cá mập” hay người dân có sản phẩm bất động sản đẹp nhưng cần tiền gấp và bán.
Nhà đầu tư cần cẩn trọng, tỉnh táo xem xét và khảo sát giá. Không thể vội vàng nghe theo những thông tin như cắt lỗ hay quá hấp dẫn phải chốt ngay. Khi đầu tư thì cần xác định đó là vùng giá hợp lý chưa, so với thời gian trước dịch giảm được bao nhiêu. Nếu giảm thực sự lên tới 20% thì cũng là một con số lưu ý.
Nhiều nhà đầu tư cho biết, việc rao bán cắt lỗ là có, nhưng thông tin thật lại không nhiều. Bởi lợi dụng tâm lý ham mua rẻ, nhiều môi giới thường đăng tin bán cắt lỗ, đến lúc khách hàng vào hỏi giá lại hướng sang căn khác có giá trị cao hơn. Từ đó, thông tin của khách hàng sẽ nhanh chóng bị chia sẻ trong các nhóm môi giới, nên nhiều người bị làm phiền, chào mời liên tục mua những dự án khác thông qua điện thoại.
Trong báo cáo thị trường BĐS quý II/2021, Bộ Xây dựng thông tin, giá giao dịch căn hộ chung cư tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn tăng khoảng 5-7% so với quý I, nguyên nhân là nguồn cung khan hiếm, ở một số dự án phải tạm dừng do hoàn thiện thủ tục pháp lý, cộng thêm dịch bệnh COVID-19 kéo dài ảnh hưởng tới tiến độ thi công, mở bán của các chủ đầu tư. Như vậy, việc giảm giá bán của CĐT hiện nay là không có mà chỉ đi kèm với quà tặng kèm, còn ở thị trường thứ cấp thì việc giảm giá chỉ là đơn lẻ, không có hiện tượng cắt lỗ hay giảm giá ồ ạt.
Nếu trường hợp nhà đầu tư mua ở đỉnh sốt đất và hiện tại bán ở mức thị trường thì họ lỗ. Nhưng người mua vào lại không được lời vì giá vẫn ngang thị trường. Nếu nhà đầu tư mua cách đây vài năm, giá rẻ, và giờ bán bằng giá thị trường có lời hoặc thấp hơn một chút vẫn có lãi thì trường hợp này có được gọi là cắt lỗ không, khi họ lãi còn người mua có thể mua rẻ một chút. Hay định nghĩa cắt lỗ để đo lường mức giá bất động sản so với mặt bằng trên thị trường?
Họ kỳ vọng sản phẩm bất động sản có thể cắt lỗ sâu tới 30-40%. Tuy nhiên, thực tế, cuộc “shopping” săn hàng bất động sản giảm giá mùa dịch lại không hề dễ dàng. Một số chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay, hiện tượng bán cắt lỗ các sản phẩm BĐS là có, tuy nhiên việc cắt lỗ không có nghĩa là chủ nhà trừ thẳng vào giá trị của căn hộ, mà có thể chiết khấu đồ nội thất, bao sang tên hoặc “ra lộc” cho khách hàng.
Thực chất, tình trạng các nhà đầu tư ồ ạt bán cắt lỗ bất động sản xuất hiện hàng loạt vào tháng 4/2020, khi dịch COVID-19 bùng phát làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, hàng loạt người lao động mất việc, các nhà hàng, quán ăn hay kinh doanh đều đóng cửa… và hiện tại tình hình dịch vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp tại nước ra, trong khi lãi suất ngân hàng mỗi tháng vẫn phải đóng nên buộc nhà đầu tư phải bán “cắt lỗ” trả nợ hoặc duy trì hoạt động kinh doanh khác. Vì dịch COVID-19, nhiều người buộc phải bán bớt tài sản để trả nợ hoặc xoay sở cho các hoạt động kinh doanh khác là thật. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số người lợi dụng tình hình chung để trục lợi.
Cụ thể, trao đổi với một số môi giới có kinh nghiệm lâu năm trong nghề họ cho rằng, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên giá cả có hạ nhiệt so với thời kỳ trước dịch một chút, tuy nhiên “cắt lỗ” khoảng 50 – 70 triệu đồng chứ không có chuyện bán “cắt lỗ” vài trăm triệu đồng. Trước khi có dịch bệnh, cũng có khá nhiều chủ đầu tư rao bán “cắt lỗ”, những trường hợp này là những người muốn giao dịch nhanh hay vị trí không đẹp nên họ muốn bán rẻ. Nhìn chung, môi giới đăng ở đâu cũng sẽ ghi “cắt lỗ”, chứ nếu để bán lãi thì sẽ chẳng có khách nào hỏi mua. Đây thực chất là một chiêu trò của môi giới và nhà đầu tư nhằm kích cầu người mua hàng.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)