Thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư hiện không mặn mà với việc tăng tỷ trọng cổ phiếu trong tài khoản, nhất là cổ phiếu phát hành thêm, kể cả cổ phiếu tốt có giá ưu đãi, bởi lo ngại thị giá có nguy cơ tiếp tục giảm và trong khoảng thời gian dài chờ đợi cổ phiếu mới về tài khoản thì thị trường có thể biến động khó lường. Trong bối cảnh giá cổ phiếu lao dốc, lãi suất tăng, thời kỳ tiền rẻ chấm dứt làm sao gọi vốn?
Theo FiinGroup, 2021 là năm kỷ lục khi các doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết đã thực hiện phát hành cổ phiếu huy động khoảng 100.600 tỷ đồng, tương đương 56% tổng lượng vốn dự kiến huy động trên thị trường chứng khoán. Điều này chủ yếu được hỗ trợ bởi dòng tiền vào ròng của nhà đầu tư cá nhân tăng 7 lần so với năm 2020. Cùng với sự cải thiện mặt bằng định giá cổ phiếu, năm 2021 là cơ hội vàng để các doanh thực hiện huy động vốn.
Trong thời điểm hiện tại, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank nhìn nhận, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn khi cổ đông/nhà đầu tư bị suy giảm giá trị tài sản ròng là rất khó khăn. Thậm chí, nhà đầu tư có thể nghĩ rằng, họ bị doanh nghiệp “đào tiền”, vô hình trung tạo ra hiệu ứng phản cảm, dù doanh nghiệp không hề có ý này.
Về bản chất, thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn cho nền kinh tế và nhu cầu vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tương quan với xu hướng thị trường. Tuy nhiên, xét từ góc độ nhà đầu tư, đơn cử trường hợp của chị Quyên, việc doanh nghiệp chào bán cổ phiếu cho cổ đông lúc “cháy” tài khoản chính là “sai người, sai thời điểm”.
Theo FiinGroup, 2021 là năm kỷ lục khi các doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết đã thực hiện phát hành cổ phiếu huy động khoảng 100.600 tỷ đồng, tương đương 56% tổng lượng vốn dự kiến huy động trên thị trường chứng khoán. Điều này chủ yếu được hỗ trợ bởi dòng tiền vào ròng của nhà đầu tư cá nhân tăng 7 lần so với năm 2020. Cùng với sự cải thiện mặt bằng định giá cổ phiếu, năm 2021 là cơ hội vàng để các doanh thực hiện huy động vốn.
Trong thời điểm hiện tại, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank nhìn nhận, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn khi cổ đông/nhà đầu tư bị suy giảm giá trị tài sản ròng là rất khó khăn. Thậm chí, nhà đầu tư có thể nghĩ rằng, họ bị doanh nghiệp “đào tiền”, vô hình trung tạo ra hiệu ứng phản cảm, dù doanh nghiệp không hề có ý này.
Về bản chất, thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn cho nền kinh tế và nhu cầu vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tương quan với xu hướng thị trường. Tuy nhiên, xét từ góc độ nhà đầu tư, đơn cử trường hợp của chị Quyên, việc doanh nghiệp chào bán cổ phiếu cho cổ đông lúc “cháy” tài khoản chính là “sai người, sai thời điểm”.
Ngày 28/4/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đồng ý đề nghị tạm dừng việc phê duyệt hồ sơ và phương án phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu của Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (ORS). Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 tổ chức ngày 11/3 của ORS đã thông qua phương án phát hành 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, nhằm tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng.
Ông Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc ORS cho biết, lý do tạm hoãn là để đảm bảo sự thành công của đợt phát hành. Đợt tăng vốn lần này, ORS muốn tăng quy mô vốn hoạt động, mở rộng kinh doanh các nghiệp vụ (bao gồm bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh, góp vốn đầu tư, tư vấn chứng khoán…) và tăng nguồn vốn lưu động.
Tương tự, Công ty cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HDC) quyết định tạm hoãn phát hành hơn 8,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 với giá bán tối thiểu 100.000 đồng/cổ phiếu, cao gần gấp đôi thị giá HDC cuối tuần qua. Việc phát hành sẽ được Hội đồng quản trị xem xét vào một thời điểm khác phù hợp hơn.
Công ty cổ phần Louis Capital (TGG) thì hủy phương án phát hành 41 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 20.000 đồng/cổ phiếu được cổ đông thông qua từ kỳ họp Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra cuối tháng 11/2021. Ông Ngô Thục Vũ, Tổng giám đốc TGG cho hay, vào thời điểm chuẩn bị phát hành, thị giá cổ phiếu của Công ty trên sàn chứng khoán biến động lớn. Ban điều hành nhận thấy đợt phát hành không còn phù hợp nên quyết định hủy bỏ đợt phát hành riêng lẻ. Giá cổ phiếu TGG hiện đã giảm xuống dưới mệnh giá. Thay vào đó, trong năm 2022, TGG sẽ thực hiện 2 đợt huy động vốn, một là chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, hai là phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trong mỗi đợt huy động, Công ty dự kiến phát hành 27,3 triệu cổ phiếu với giá 12.500 đồng/cổ phiếu.
Với trường hợp Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Đại hội đồng cổ đông năm 2022 tổ chức ngày 28/4 đã không thông qua phương án chào bán hơn 80 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Theo kết quả kiểm phiếu, chỉ có 51,03% phiếu bầu tán thành cách xa tỷ lệ 75% phiếu tán thành đủ điều kiện thông qua. Bên cạnh đó, Đại hội đồng cổ đông PTI không thông qua tờ trình về việc phát hành hơn 96 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong bối cảnh thị trường không thuận lợi và còn nhiều yếu tố bất định, thay vì hoãn hoặc hủy kế hoạch phát hành, không ít doanh nghiệp chủ động gia hạn thời gian đăng ký/nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm, tạo điều kiện cho cổ đông thu xếp tài chính.
Chẳng hạn, Công ty Chứng khoán Trí Việt (TVB) lùi thời hạn đăng ký mua và nộp tiền mua cổ phiếu từ ngày 2/6 sang ngày 6/7/2022. Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV) lùi thời hạn đăng ký mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu từ ngày 4/5 sang ngày 31/5/2022. Công ty cổ phần Khoáng sản Miền Đông AHP (BMJ) lùi thời hạn đăng ký mua cổ phiếu từ ngày 18/4 sang ngày 17/5/2022…
Việc thay đổi kế hoạch tăng vốn của các doanh nghiệp diễn ra trong bối cảnh VN-Index từ trên 1.500 điểm đầu tháng 4/2022 đến nay đã có 6 tuần giảm điểm liên tiếp, có lúc để mất mốc 1.200 điểm (ngày 13/5). Hầu hết cổ phiếu giảm giá mạnh như ORS giảm hơn 40%, HDC giảm 45%, TGG giảm 54%, TVB giảm 52%, AMV giảm 29%.
Tổng Hợp