Việt Nam và hầu khắp các nước trên thế giới đã phải trải qua đại dịch Covid-19. Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp tới nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có hoạt động kinh doanh bất động sản.
Tính minh bạch của thị trường, từ hoạt động đầu tư, tạo lập bất động sản đến hoạt động giao dịch mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê vẫn còn hạn chế. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản vẫn chưa hoàn chỉnh và bị phân mảnh, do nhiều cơ quan quản lý.
Tình trạng đầu cơ còn diễn ra khá phổ biến ở các địa phương, nhất là tại các khu đô thị lớn, khiến cho hoạt động của thị trường bất động sản thiếu tính bền vững và ổn định.
Giao dịch bất động sản sơ cấp khó kiểm soát, nhiều rủi ro cho khách hành do không bắt buộc thực hiện qua sàn giao dịch. Tình trạng các tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản tự do, không có chứng chỉ còn khá phổ biến.
Nguồn lực tài chính cho đầu tư các dự án bất động sản chưa đa dạng và bền vững, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tiền ứng trước của khách hàng. Chưa có nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực hiện huy động vốn thông qua chứng khoán, trái phiếu.
Hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản mặc dù đã từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, chồng chéo, chưa đồng bộ của hệ thống pháp luật làm cản trở thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Cơ cấu sản phẩm bất động sản tại một số địa phương, khu vực còn chưa phù hợp: Nguồn cung nhà ở trung, cao cấp dư thừa, nhưng lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.
Giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị còn cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Chưa có quy định cụ thể (điều kiện huy động vốn, mẫu hợp đồng mua bán…) đối với các bất động sản đặc thù như bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng – lưu trú (condotel, office, resort villa), bất động sản hạ tầng, bất động sản công nghiệp
Vẫn còn tình trạng thông qua các dự án bất động sản, nhà ở chưa đủ cơ sở pháp lý, điều kiện huy động vốn hoặc dự án không có thật (dự án ma) để lừa đảo, chiếm dụng tiền huy động của người mua.
Tuy nhiên đến nay, thị trường bất động sản chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mà chỉ mới có sự ảnh hưởng, tác động tới một số phân khúc và yếu tố riêng biệt, điều này được thể hiện qua các số liệu sau:
Về số lượng, loại hình, quy mô dự án bất động sản: Hiện nay, ước tính cả nước đã và đang triển khai thực hiện khoảng trên 5.000 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 4,5 triệu tỷ đồng (tăng gần gấp 3 lần so với năm 2009).
Về dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản: Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bình quân dư nợ tín dụng trong 5 năm gần đây khoảng trên 7% (trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế).
Về đầu tư vốn FDI vào bất động sản: Tính trong 5 năm gần đây, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 17,63 tỷ USD, luôn đứng thứ 2 trong tổng nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam (chỉ đứng sau lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo cơ khí).
Chủ thể tham gia thị trường: Tính đến đầu năm 2020, cả nước có khoảng trên 100.000 doanh nghiệp xây dựng và gần 16.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (tăng hơn 2,3 lần so với năm 2010; trong năm 2020 có 6.694 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới, giảm 15,5% so với năm 2019). Ngoài ra, còn có hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản đã được thành lập.
Trong 9 tháng đầu năm 2020 đến nay: Theo báo cáo của các địa phương trên cả nước, đã có 79.600 giao dịch bất động sản thành công, tương đương lượng giao dịch năm 2019; có 242 dự án với 57.691 căn hộ được Sở Xây dựng các địa phương có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai; dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến ngày 30/9/2020 là 606.253 tỷ đồng; đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng dần theo quý từ 0,264 tỷ USD lên 2,35 tỷ USD (tính cả 9 tháng là 3,2 tỷ USD).
Cùng với đó, phát triển đa dạng các loại bất động sản, đảm bảo cân đối cung – cầu của từng phân khúc, từng địa phương và trong từng giai đoạn. Phát triển cơ sở hạ tầng đi đôi với cải tạo, chỉnh trang đô thị lớn thành các thành phố thông minh, hiện đại, gắn kết với việc phát triển đô thị vệ tinh để lan toả sự phát triển và phân bố lại cung – cầu bất động sản.