Những năm gần đây, trào lưu “bỏ phố về rừng” nở rộ, đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát, rất nhiều nhà đầu tư đổ xô mua đất rừng sản xuất. Mua đất rừng sản xuất làm homestay, cẩn thận “bỏng tay”…
Với lợi thế diện tích rộng, phù hợp làm mô hình kinh doanh homestay, farmstay, khiến không ít nhà đầu tư mạnh tay “xuống tiền” vài chục tỷ đồng để đầu tư.
Theo khảo sát của Dân trí, thông tin rao bán đất rừng sản xuất trong các hội nhóm nhà đất trên mạng xã hội hết sức sôi động. Tìm hiểu từ những người rao bán, giá đất rừng hiện nay khá rẻ, dao động từ vài trăm nghìn đồng đến gần chục triệu đồng/m2.
Luật sư Nguyễn Thanh Tùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013. Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Cũng theo luật sư Tùng, pháp luật đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế nếu không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.
Bên cạnh đó, luật sư nhấn mạnh, pháp luật quy định, đối với người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất cũng phải có mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, theo quy định pháp luật đất đai, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất thì phải đáp ứng các điều kiện trên.
Đặc biệt, theo luật sư, việc xây nhà trên đất rừng sản xuất là trái pháp luật và bị xử phạt theo quy định. Nếu muốn xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và phải có sự cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hiện tượng “xẻ rừng già xây biệt thự”, rao bán đất rừng làm khu du lịch nghỉ dưỡng… và những vi phạm pháp luật về đất đai có thể xảy ra nhiều hơn nữa trong thực tế nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước và sự điều chỉnh của Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp trong thời gian tới
Trong quý 1 vừa qua, thu nhập bình quân tháng người lao động chia theo các khu vực kinh tế chủ yếu rơi vào khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Chúng ta dễ có thể thấy với số tiền đó thì sống ở các thành phố đắt đỏ như Sài Gòn hay Hà Nội cũng khá khó khăn, chứ còn nói gì đến việc tích cóp hay đầu tư tài chính. Tất nhiên vì là trung bình nên sự chênh lệch thu nhập chúng ta sẽ không nhìn được rõ, nhưng ít nhất chúng ta có một con số để so sánh.
ó một điều mình không thích về phong trào này là gần đây một số trang tin trong nước đã cố tình tô màu hồng cho những người chọn cuộc sống “bỏ phố về quê” này. Những bài viết kiểu như: chàng trai từ phố về quê trở về mở trang trại (đất của bố, trong bài vô tình để lộ), chị gái từ bỏ công việc văn phòng để kinh doanh (với nguồn vốn tự thân và vài tỏi của gia đình cho) thật sự không phản ánh được hết những người tham gia trào lưu này. Không phải ai cũng có tiền hoặc có nguồn lực để có thể dễ dàng từ bỏ công việc ở thành phố mà ra chill ở một vùng đất mới cả, điều đó khá hiển nhiên. Cũng có người về quê chọn mở kinh doanh riêng mà thành công, tạo dựng được những thương hiệu uy tín, có danh tiếng nhưng số đó là rất ít, số người thất bại còn cao hơn rất nhiều lần.
Trong phóng sự của VTV, khi phỏng vấn những người mà từ phố bỏ về quê, sau đó lại trở về lại thành phố do vỡ nợ hoặc nhận ra mình không phù hợp với lối sống đó.
Tổng Hợp
(Dân Trí, VTV)