Sở Xây dựng TP.HCM vừa công khai thông tin hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn. Theo đó, trên địa bàn TP.HCM có 59 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động…
Trước đó, cuối tháng 10/2022, Sở Xây dựng TP.HCM đã ban hành kế hoạch kiểm tra tình hình chấp hành quy định pháp luật của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn TP.HCM nhằm tăng cường kiểm tra, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản; tuyên truyền, hướng dẫn các sàn giao dịch bất động sản chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Có 61 sàn giao dịch bất động sản được kiểm tra về điều kiện thành lập sàn theo Điều 69 Luật Kinh doanh bất động sản; việc công khai thông tin, nội dung công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo Điều 6 Luật Kinh doanh bất động sản.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng công bố thông tin chấm dứt hoạt động của 9 sàn giao dịch. Trong đó, ngoài 6 sàn giao dịch được Sở Xây dựng công bố trong tháng đầu năm, cơ quan này cập nhật thêm 3 sàn dừng hoạt động.
Cụ thể, 3 sàn vừa được cập nhập thêm là: Sàn giao dịch bất động sản Vieland của Công ty TNHH Dịch vụ bất động sản Vieland (quận 3), thành lập tháng 4/2021, giải thể ngày 27/12/2022; Sàn giao dịch bất động sản Goland của Công ty CP Đầu tư Phát triển quỹ đất Goland (quận 1), thành lập tháng 3/2019, giải thể ngày 29/12; Sàn giao dịch bất động sản Kim Cúc Land của Công ty CP Đầu tư Kim Cúc Land (quận Bình Thạnh), thành lập tháng 5/2022, giải thể ngày 6/1/2023.
Sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nhiều tháng qua đã khiến các sàn môi giới phải tìm nhiều cách xoay xở, thậm chí giải thể dù vừa mới thành lập được 8 tháng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 550, giảm 62,4% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể là 235, tăng gần 20% so với 2 tháng đầu năm 2022. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 608, giảm 18,8% so với cùng kỳ.
Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong hai tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 550 doanh nghiệp, giảm 62,4% so với cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động khoảng 608 doanh nghiệp, bằng 81,2% so cùng kỳ. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp, tăng gần 20%.
Bộ Xây dựng thông tin, trong năm 2022, theo số liệu thống kê của Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới; và số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 8.593 doanh nghiệp, tăng 13,7%; số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 2.081 doanh nghiệp, tăng 56,7%; số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể cũng tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Xây dựng đánh giá, năm 2022 vẫn là năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như: tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động… để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, hiện nay có doanh nghiệp giảm từ 60 – 70% lượng nhân sự đi kèm với cắt giảm lương, một số công ty buộc lòng phải cho nhân viên nghỉ. Thị trường BĐS khó khăn thì nhân sự trong ngành, đặc biệt với tuyến đầu như đội ngũ môi giới BĐS là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất.
Thị trường bất động sản đang trải qua thời kỳ khó khăn kéo dài nhiều tháng nay. Theo chia sẻ của ôngông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), tính đến cuối năm 2022, cả nước có gần 1.200 doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể. Con số này tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Kể từ quý IV/2022, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới không đáng kể.
Ông Đính cho biết thêm, các doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động phải phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, lực lượng lao động, thậm chí dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án dở dang, dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, dừng IPO,…
“Doanh nghiệp môi giới lỗ nặng, khó khăn. Điển hình nhiều đơn vị thiếu dòng tiền, phải nghỉ Tết sớm, cắt giảm nhân sự, giảm lương và đóng cửa văn phòng. Trong tháng 1/2023, không ít chủ doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ đã phải bán tài sản cá nhân để duy trì hoạt động cho văn phòng. Hàng chục vạn môi giới, chiếm tới 80% lực lượng đã phải ngừng việc.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy, công xưởng của hơn 30 ngành nghề liên quan cũng phải ngưng hoạt động, hàng triệu lao động thất nghiệp do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng chậm thanh toán của các chủ đầu tư”, ông Đính thông tin.
Tổng Hợp
(Thương Trường, Doanh Nghiệp và Kinh Doanh)