Top 10 người giàu nhất thế giới hiện đang kiểm soát khối tài sản 1,3 nghìn tỷ USD. Quy mô tài sản này tương đương với khoảng 1,4% nền kinh tế thế giới.
Theo thống kê của Forbes, Elon Musk hiện là người giàu nhất thế giới với khối tài sản 212 tỷ USD. Trong năm 2012, hãng xe Tesla của tỷ phú Elon Musk đã giao được gần 1 triệu xe trên toàn cầu. Mặc dù phải đối mặt với tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, lượng giao hàng của Tesla đã tăng 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ phú người Mỹ Elon Musk hiện còn là Giám đốc điều hành và kỹ sư trưởng của SpaceX, đang ấp ủ đưa tên lửa cao 119 m bay vào quỹ đạo vào năm 2022.
Với giá trị tài sản 168 tỷ USD, ông chủ của Amazone Jeff Bezos đứng ở vị trí thứ hai. Bezos là tỷ phú duy nhất trong top 10 chứng kiến sự sụt giảm tài sản (- 9 tỷ USD) trong năm. Kể từ tháng 3 năm ngoái, cổ phiếu Amazon chỉ tăng 3% do kết quả kinh doanh sa sút và hoạt động bán lẻ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Đáng chú ý trong danh sách này còn có Mark Zuckerberg, CEO của Meta (trước đây là Facebook) khi lần đầu tiên rơi khỏi top 10 kể từ năm 2016. Cổ phiếu Meta lao dốc sau khi báo cáo lượng người dùng hoạt động hàng ngày toàn cầu sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2004.
Theo Bloomberg, tổng giá trị tài sản ròng của 500 tỷ phú giàu nhất thế giới hiện vượt quá 8.400 tỷ USD. Con số này nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh, ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc.
Theo Tổ chức từ thiện tập trung vào việc chống đói nghèo toàn cầu, cho biết tài sản của 10 người giàu nhất đã tăng vọt từ 700 tỷ USD lên 1,5 nghìn tỷ USD (1,314 nghìn tỷ Euro), với tốc độ khoảng 1,3 tỷ USD mỗi ngày. Trong số 10 người giàu nhất thế giới, tỷ phú Elon Musk có sự “sinh sôi” tài sản một cách chóng mặt nhất. Năm 2021, Tesla lần đầu tiên trở thành công ty nghìn tỷ USD và khối tài sản của Elon Musk đã tăng 29% trong năm 2021.
Đối với hầu hết những người giàu nhất thế giới, phần lớn giá trị tài sản ròng của họ đến từ chứng khoán và lợi nhuận họ có được đa phần nhờ sự “bùng nổ” của thị trường Trong năm qua, thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đã vượt qua những lo ngại về lạm phát, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 để tiếp tục tăng mạnh.
Theo Visualcapitalist, ngày càng có nhiều người trở thành tỷ phú USD trong năm 2022 nhờ vào sự bùng nổ chóng mặt của các loại tiền số. Sam Bankman-Fried, người sáng lập sàn giao dịch phái sinh tiền điện tử FTX hiện là tỷ phú giàu nhất thế giới dưới 30 tuổi với giá trị tài sản khoảng 24 tỷ USD nhờ tiền số. Bankman-Fried cho ra mắt sàn giao dịch tiền số FTX vào năm 2019 ở tuổi 27.
FTX hiện có hơn một triệu người dùng và được định giá khoảng 32 tỷ USD. Vào thời điểm “bùng nổ” thị trường tiền ảo khi Bitcoin tăng giá mạnh vào tháng 4/2021, FTX đã ghi nhận khối lượng giao dịch lên tới hơn 400 tỷ USD.
Khối tài sản khổng lồ của giới siêu giàu, chỉ chiếm 0,001% dân số thế giới, cho thấy quá trình phục hồi không đồng đều sau cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19. Trong khi đó, Liên hợp quốc ước tính có 150 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói năm 2021.
Tổng Hợp