Năm 2021, thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng trưởng về cả nguồn cung và khối lượng giao dịch. Thế nhưng, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý I/2021, toàn thị trường vẫn ghi nhận khoảng 3.300 căn hộ các loại tồn kho.
Thị trường không chấp nhận hàng tồn kho của doanh nghiệp, bởi thường có vướng mắc về thủ tục pháp lý hoặc liên quan tới nợ xấu và an toàn tín dụng, cho nên dù ở góc độ nào cũng phải cảnh báo việc tồn kho bất động sản tăng cao.
Bên cạnh đó, việc con số cập nhật hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản hầu như mới chỉ thể hiện ở khối doanh nghiệp niêm yết, nếu mở rộng ra toàn thị trường thì chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều. Điều này cho thấy, thị trường đang mất sự cân bằng giữa các phân khúc. Trong khi các phân khúc nhà ở giá thấp đang thiếu nghiêm trọng, thì dòng sản phẩm nhà ở cao cấp lại dư thừa.
Mặc dù lượng sản phẩm tồn kho của các doanh nghiệp tương đối lớn, nhưng thực tế trong khoảng 3 năm trở lại đây nguồn cung mới liên tục giảm, trong khi nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao, đó chính là lý do khiến giá bán không ngừng bị đẩy lên. Doanh nghiệp cũng có xu hướng giữ lại hàng chờ thời điểm giá bán tăng hợp lý sẽ “bung” ra để bán. Bên cạnh phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, thì dòng sản phẩm nhà ở cao cấp, giá trên 35 triệu đồng cũng đang khó tiêu thụ. Phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, condotel có sức tiêu thụ chậm nhất. Tỷ lệ giao dịch bình quân trong quý chỉ đạt khoảng 30%.
Báo cáo công bố ngày 6/5/2021 của Bộ Xây dựng cho biết, số lượng nhà ở còn tồn đọng, chưa có giao dịch tính đến cuối năm 2020 ước khoảng 9.000 căn, tập trung tại các địa phương chịu tác động trực tiếp từ dịch Covid-19 như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Dương… Thực tế quan sát báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp bất động sản niêm yết vừa qua cho thấy lượng hàng tồn kho đã có sự gia tăng đáng kể.
Tính đến hết quý I/2021, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) ghi nhận giá trị hàng tồn kho ở mức 1.977 tỷ đồng. Như vậy, lượng hàng tồn kho của TTC Land đang ở mức xấp xỉ phân nửa mức vốn chủ sở hữu. Một cái tên khác cũng phải kể đến là Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) khi kết thúc quý I/2021 đang ghi nhận lượng hàng tồn kho ở mức hơn 10.148,6 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so với con số 10.251,6 tỷ đồng vào cuối năm 2020 và chiếm gần 52% tổng tài sản ngắn hạn. Tương tự, trường hợp của Công ty CP Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương (API), theo ghi nhận tại báo cáo tài chính, tại thời điểm 31/12/2020 lượng hàng tồn kho hiện ở mức 1.708 tỷ đồng so với mức tài sản ngắn hạn chỉ ở mức 2.668 tỷ đồng.
Lượng người quan tâm đến bất động sản TP. HCM chỉ còn 2%; các tỉnh khác như Hoà Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Hải Phòng chỉ chiếm 1-2%. Lý giải về sự chuyển hướng này, nhiều chuyên gia cho rằng đồ án quy hoạch sông Hồng vừa công bố, cùng hàng loạt công trình giao thông lớn đã hoàn thiện, cộng thêm sự khan hiếm nguồn cung đã khiến thị trường bất động sản Hà Nội “tăng nhiệt”. Dự báo giá còn tăng, đặc biệt là phân khúc nhà ở thấp tầng, trong bối cảnh Hà Nội đang ngày càng mở rộng về phía Tây. Theo giới chuyên gia, thời gian gần đây, thị trường đang có dấu hiệu khan hiếm nguồn cung mới, chỉ một số ít dự án có sản phẩm thấp tầng để bán. Bên cạnh đó, Nghị định 30/2021 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 99/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở) đang ảnh hưởng đến kế hoạch ra hàng của một số chủ đầu tư, càng khiến nguồn cung thị trường hạn chế. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư không chỉ riêng tại Hà Nội đã chuyển hướng “dòng tiền” sang những dự án bất động sản có pháp lý hoàn thiện, rõ ràng.
Việc các nhà đầu tư đổ xô vào phân khúc đất nền thời gian qua khiến các phân khúc như căn hộ cao cấp, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch… tồn đọng lớn.