Ông Trần Văn Thạch, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM thừa nhận, so với thực tế, việc giải quyết các vướng mắc vẫn rất chậm. Trong 5 năm qua, thành phố chỉ thu được thu 3 – 5% tiền sử dụng đất tại các dự án. Hiện còn hơn 100 hồ sơ của doanh nghiệp chưa được giải quyết.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, Sở Tài nguyên – Môi trường đã tính giá đất được cho 38 dự án, sắp tới sẽ trình UBND TPHCM thông qua thêm 49 dự án. Theo ông Thạch, quy trình tính giá sử dụng đất không khó, chủ yếu vướng về mặt kỹ thuật, pháp lý.
Thời gian qua, người dân sống ở TPHCM vô cùng khốn khổ vì tình trạng “tắc sổ hồng”. Nhiều người dân mua nhà, vào ở từ rất lâu nhưng vẫn không có sổ hồng dù đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính.
Sự việc được nhiều cơ quan báo chí phản ánh. UBND TPHCM cũng có kiến nghị gửi các bộ ngành giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thẩm định giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính trên địa bàn. Từ đó, có phương án giải quyết cấp sổ hồng cho người mua nhà.
Trước thực trạng này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8080/VPCP-NN gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và UBND TPHCM tăng cường công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn TPHCM.
Theo đó, Chính phủ giao cho UBND TPHCM tập trung chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM và các đơn vị liên quan tăng cường, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Đồng thời, chủ động phối hợp với các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản để kịp thời có giải pháp khắc phục các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ khẩn trương nghiên cứu Công văn số 3461/UBND-ĐT của UBND TPHCM, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khó khăn và kiến nghị nêu trong công văn theo chức năng, thẩm quyền.
Đối với trường hợp không thuộc thẩm quyền thì nghiên cứu, đề xuất giải pháp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết; phối hợp chặt chẽ và kịp thời hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra UBND TPHCM thực hiện công tác này tốt hơn, kịp thời hơn để tạo điều kiện cho người dân thành phố có sổ hồng.
HoREA cho rằng, nếu thống kê đầy đủ số liệu của hàng trăm dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng nhưng chưa được tính tiền sử dụng đất, thì số lượng căn nhà bị chậm cấp sổ hồng còn lớn hơn nhiều lần.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA – cho rằng, việc chậm cấp sổ hồng có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là việc các chủ đầu tư bị “tắc tiền sử dụng đất”, không nộp được tiền sử dụng đất và từ đó dẫn đến việc chậm ra “sổ hồng” cho người mua nhà…”.
Tình trạng “tắc sổ hồng” ở TPHCM đang khiến người dân và doanh nghiệp rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Chính phủ yêu cầu UBND TPHCM, bộ ngành tăng cường công tác cấp sổ hồng cho người mua nhà.
Thủ tướng cũng giao Bộ TN&MT, Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu Công văn số 3461 của UBND TP HCM, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khó khăn và kiến nghị nêu trong công văn theo chức năng, thẩm quyền.
Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì nghiên cứu, đề xuất giải pháp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết; phối hợp chặt chẽ và kịp thời hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra UBND TP HCM thực hiện công tác này tốt hơn, kịp thời hơn để tạo điều kiện cho người dân thành phố.
Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), trên địa bàn thành phố hiện có 63 dự án thuộc 17 Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản, bao gồm 30.402 căn nhà và căn hộ officetel (trong đó có 27.709 căn nhà) bị chậm cấp sổ hồng.
HoREA cho biết, trong hơn 8 tháng đầu năm 2020, Sở TN&MT TP HCM mới chỉ cấp sổ hồng cho 8.605 cá nhân (bao gồm 1.000 sổ hồng vừa được trao) là khách hàng mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại).
Nếu so sánh với số liệu 30.402 căn nhà chưa được cấp sổ hồng mà HoREA đã báo cáo, thì tỉ lệ cấp sổ hồng chỉ đạt 27,4%. Nếu tính đầy đủ trên số lượng nhà ở của hơn 100 dự án mà Sở TN&MT còn đang thụ lí thì tỉ lệ cấp sổ hồng ở mức rất thấp.
kiên Cương
(Tổng hợp)
Theo Phụ Nữ Mới