Có thể thấy rõ xu hướng này qua việc giá BĐS khu vực quanh TP. HCM và Hà Nội đã tăng trưởng ở mức 2 chữ số trong suốt giai đoạn 2018 – 2020.
Thông thường, cái gì khan hiếm thì giá cao, lập đỉnh và rất khó quay trở về vùng đáy trước đó. Nếu điều kiện kinh tế và chính trị ổn định trong trung và dài hạn, giá BĐS khó có chuyện đi xuống.
Dòng tiền đổ vào bất động sản tăng, trong khi quỹ đất sạch đã qua giải phóng mặt bằng tại các thành phố đang dần bị thu hẹp. Nguồn cung khan hiếm, nhu cầu lại tăng, bởi với thói quen ăn chắc mặc bền ở thị trường tỉnh, sản phẩm đất nền có sổ đỏ thuộc phân khúc bình dân hoặc trung cấp vẫn nằm trong nhóm tài sản được người dân ưu tiên lựa chọn làm tài sản tích luỹ hoặc kênh đầu tư an toàn.
Sau dịch bệnh, tiêu chí lựa chọn đất nền đầu tư cũng có sự thay đổi. Nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến pháp lý, vị trí mà còn tìm kiếm dự án có môi trường sống an lành, gần nguồn nước, bán kính di chuyển đến khu vực trung tâm hoặc các tiện ích lớn không quá xa. Mục đích vừa đảm bảo là nơi an cư lý tưởng, vừa dễ sinh lời khi khách hàng muốn thanh khoản, thu hồi vốn đầu tư.
Tại TP.HCM, nguồn cung bất động sản hạn chế do nhiều dự án bị vướng pháp lý chậm triển khai, dẫn đến nhiều nhà đầu tư đổ xô dịch chuyển sang các tỉnh lân cận, khiến giá nhà đất các tỉnh vùng ven tăng nhanh. Điển hình tại tỉnh Bình Dương, giá nhà đất thời điểm 2015 – 2018 có giá chào bán căn hộ trung bình tại TX. Dĩ An vào khoảng 16 – 25 triệu đồng/m2. Đến giữa năm 2019, giá chung cư tại các khu vực tăng vọt lên 30 – 37 triệu đồng/m2 và đến tháng 7/2020 nhiều dự án chào bán với giá lên đến 40 – 45 triệu đồng/m2, vượt cả mức giá bán ở nhiều khu vực tại TP.HCM.
Tại Đồng Nai, nếu như trong năm 2019, giá đất dự án bình quân khoảng 12 – 14 triệu đồng/m2 thì đầu năm 2020 đã tăng mạnh lên 22 triệu đồng/m2. Nhiều khu vực tại Long An, một số dự án giá bán đã lên đến 21 – 26 triệu đồng/m2… Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, việc thị trường nhà đất nóng “sốt” và giá bị thổi lên quá nhanh trong khi tiềm năng và giá trị thương mại chưa tương xứng nên việc bán ra ngày càng khó khăn, khiến các nhà đầu tư dần quay lưng.
Trong Báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản tại TP.HCM của Tập đoàn bất động sản CBRE Việt Nam cho thấy, hiện nay, giá BĐS tại các tỉnh giáp ranh, lân cận TP.HCM như: Đồng Nai, Long An, Bình Dương còn khá cao, các đợt mở bán vẫn được hấp thụ. Nhiều khu đô thị tọa lạc ở các tỉnh vùng ven được hình thành dọc các trục giao thông lớn kết nối với TP.HCM tỷ lệ chỉ có 10% người mua nhà đất vùng ven với mục đích để ở, 90% còn lại là nhà đầu tư, thậm chí là giới đầu cơ xuống tiền xong rồi để đó.
Rất nhiều nhà đầu tư phía Bắc từng lặn lội đánh bắt xa bờ ở TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc hiện đang tìm sản phẩm đầu tư ở chính vùng đất phía Bắc thay vì những cuộc khai phá xa xôi. Tại các tỉnh phía Bắc, họ có xu hướng tìm kiếm sản phẩm ở các thị trường tỉnh do nguồn cung của Hà Nội khan hiếm và mặt bằng giá cũng đã thiết lập mức cao. Ngoài ra, một số thị trường nghỉ dưỡng mới như Phú Yên, Bình Thuận, Bình Định… cũng nằm trong tầm nhìn.
Theo khảo sát của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARs), mặc dù là thị trường lớn và có quãng thời gian sôi động trước đó, nhưng hiện nay, thị trường BĐS Quảng Ninh cho thấy có dấu hiệu chậm phát triển và ít giao dịch.
Trong quí III/2020 chỉ ghi nhận khoảng 10 dự án có hoạt động bán hàng tại Hạ Long. Riêng tại khu vực huyện Hoành Bồ (có qui hoạch sát nhập vào đô thị Hạ Long) là nơi có hoạt động chào bán đất đai sôi động hơn nhưng các nhà đầu tư mới dừng lại ở mức đi tìm hiểu.
Bên cạnh đó, nhiều dự án đã điều chỉnh giá bán, giảm mạnh so với thời gian sốt trước đây từ hơn 30 triệu/m2 xuống còn 23 – 27 triệu/m2. Hội Môi giới cho rằng, nguyên nhân chính bởi ảnh hưởng dịch bệnh khiến các nhà đầu tư tâm lí e ngại, thăm dò, chờ đợi cơ hội và sự giảm giá. Vì vậy, các hoạt động chào bán tại Quảng Ninh 9 tháng đầu năm 2020 cũng rất hạn chế.
Tại Bắc Ninh và Bắc Giang, trong quí III/2020, thị trường giao dịch mạnh ở phân khúc đất nền nhất là khu vực trung tâm thành phố và ven các khu công nghiệp. Lượng giao dịch, giá đất nền tăng mạnh so với quí I và II.
Chỉ trong năm 2020, tỉnh Bình Dương cấp phép cho 114 dự án bất động sản được mở bán mới, tỉnh Hậu Giang với dân số chỉ hơn 733.000 người, đất ở rộng lớn, nhưng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện có tới 62 dự án bất động sản đang phát triển…
Tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, lượng dự án mới mở bán cũng tăng đáng kể từ đầu năm 2020 tới nay. Đơn cử như Tập đoàn Novaland có tới 4 dự án mỗi dự án lên tới 1.000ha tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. Hưng Thịnh Corp cũng có các dự án lớn tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu được triển khai…
Mục đích vừa đảm bảo là nơi an cư lý tưởng, vừa dễ sinh lời khi khách hàng muốn thanh khoản, thu hồi vốn đầu tư nên đa số nhà đầu tư đều chọn các phân khúc nhà đất gần nơi mình làm việc hoặc trung tâm các thành phố lớn.