Những khách thuê gặp khó khăn trong giai đoạn Covid-19 hầu hết chọn cách giảm diện tích thuê hoặc thậm chí chuyển sang tòa nhà phân khúc thấp hơn. Nguồn cung của các tòa nhà hạng A vẫn ổn định. Mặc dù thấp hơn chút so với cùng kì năm ngoái nhưng tỉ lệ lấp đầy trong quý 4 vẫn đạt trên 90%.
Đối với các ngành dịch vụ và khách sạn hay du lịch, việc giảm diện tích là điều khó tránh khỏi. Song đó cũng là một cơ hội để các khách thuê họ mong muốn tìm những diện tích hạng A, hạng B thì bây giờ là một thời điểm rất tốt để họ đạt được mong muốn đó với mức giá tốt hơn trước trong năm 2020. Tuy nhiên, giá thuê vẫn không có chiều hướng đi xuống.
Đến 2023, thị trường văn phòng dự kiến sẽ ghi nhận thêm 325.000 m2 diện tích sàn, trong đó, nguồn cung năm 2021 chiếm hơn 60%. Tỷ lệ trống ước tính sẽ tiếp tục tăng trong 2021 khi một lượng lớn nguồn cung mới gia nhập trong bối cảnh nhu cầu hạn chế.
Theo dự báo của FocusEconomics, tăng trưởng GDP Việt Nam trung bình năm sẽ đạt 6,9%/ năm trong ba năm tới, niềm tin và vị thế chủ đầu tư sẽ tiếp tục được củng cố. Diện tích đã cho thuê tăng 7% theo năm trong khi nguồn cung tăng 12% theo năm. Giá thuê trung bình tăng 2% theo năm, phản ánh niềm tin của chủ đầu tư trước các dự báo kinh tế tích cực.
“Nhiều chủ đầu tư giữ giá chào thuê không đổi hoặc thậm chí tăng giá đối với các diện tích mới trả ra sau thời gian dài lấp đầy. Tuy nhiên, diện tích trống tăng dần cũng tiếp tục củng cố vị thế thương lượng của khách thuê”, đại diện Savills nhấn mạnh.
Theo báo cáo thị trường BĐS 6 tháng cuối năm của Savills Việt Nam, tất cả các phân khúc đều có dấu hiệu cải thiện khá rõ ràng trong thời gian này, kể cả phân khúc khách sạn và căn hộ dịch vụ- hai phân khúc được cho là chịu những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Trong đó, thị trường văn phòng được ghi nhận là tích cực nhất, xu hướng thuê văn phòng vẫn tăng, công suất rất ổn định và các chủ nhà vẫn rất tự tin về giá thuê qua việc luôn duy trì mức giá thuê. Giá thuê tuy có tăng nhưng không đáng kể. Điều đó thể hiện qua lượng diện tích trống còn rất ít.
Đến cuối 2020, nguồn cung đạt hơn 2,3 triệu m2, tăng 7% theo quý và 12% theo năm. Trong năm qua, thị trường ghi nhận thêm 1 dự án hạng A và 7 dự án hạng B, cung ứng khoảng 139.000 m2 diện tích cho thuê thuần.
Tăng trưởng kinh tế của thành phố là động lực thu hút các chủ đầu tư vào phân khúc văn phòng cho thuê. Trong 5 năm qua, nguồn cung đã tăng bình quân 9%/năm.Bên cạnh đó, thị trường ghi nhận xu hướng trả văn phòng đối với các lựa chọn văn phòng hạng A, hoặc chuyển đổi sang diện tích nhỏ hơn, hoặc những tòa nhà thấp hơn.
Báo cáo của CBRE Việt Nam cũng chỉ ra, trường văn phòng Tp.HCM vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi tình hình hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19. 27% số giao dịch đến từ việc thu hẹp diện tích từ các khách thuê, tăng 12 đpt so với năm 2018.
Trong năm 2020, tỷ lệ trống Hạng A được ghi nhận ở mức 18,1%, tăng 9 đpt so với năm trước do có nguồn cung mới cũng như một số khách thuê trả lại mặt bằng để ra khỏi thị trường hoặc để chuyển qua những tòa nhà có giá thuê thấp hơn.
Tỷ lệ trống Hạng B cũng ghi nhận tăng lên mức 9,1%, cao hơn 4,1 đpt so với năm trước do có tòa nhà Friendship Tower và Opal Office Tower mới đi vào hoạt động. Thêm vào đó, một vài tòa nhà Hạng B trong Quận 1 ghi nhận tỷ lệ trống tăng do mức giá ở đây cao và các khách thuê cũng trả lại mặt bằng.
Tuy tỉ lệ trống tăng nhưng một vài chủ nhà cố gắng duy trì giá chào cao nhưng lại linh hoạt hơn về mức giá chốt, có thể giảm giá lên đến 20- 25% so với giá chào bên cạnh các điều khoản thuê linh hoạt.
Theo Colliers International Việt Nam, dù tỉ lệ lấy đầy văn phòng giảm nhưng giá thuê vẫn chiều hướng tăng. Do dịch Covid-19, hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Các công ty đã thận trọng hơn về kế hoạch di dời, đổi mới và mở rộng của họ. Mặc dù tỉ lệ trống đang gia tăng, chủ đầu tư vẫn giữ vững giá thuê.
Tuy nhiên, họ sẵn sàng thương lượng về yêu cầu của khách thuê. Theo đơn vị này, Tp.HCM là một trong hai thị trường văn phòng sôi nổi nhất Việt Nam với nhiều chủ đầu tư lớn đầy kinh nghiệm. Nhu cầu cao, cùng với diện tích trống hạn chế là động lực khiến các chủ đầu tư tăng giá thuê trong vài năm qua, cho đến khi đại dịch Covid-19 khiến cho tỉ lệ lấp đầy giảm.
Đại diện Colliers International Việt Nam cho rằng, những khách thuê có khả năng tài chính tốt, không bị ảnh hưởng bởi đại dịch đang dịch chuyển nơi làm việc sang các tòa nhà hạng A, tuy nhiên số lượng giao dịch thấp hơn nhiều so với quý trước.
Ngược lại, những khách thuê gặp khó khăn trong giai đoạn Covid-19 hầu hết chọn cách giảm diện tích thuê hoặc thậm chí chuyển sang tòa nhà phân khúc thấp hơn. Nguồn cung của các tòa nhà hạng A vẫn ổn định. Mặc dù thấp hơn chút so với cùng kì năm ngoái nhưng tỉ lệ lấp đầy trong quý 4 vẫn đạt trên 90%.
Nhu cầu cao, cùng với diện tích trống hạn chế là động lực khiến các chủ đầu tư tăng giá thuê trong vài năm qua cho đến khi đại dịch Covid-19 khiến cho tỉ lệ lấp đầy giảm nhưng giá thuê vẫn ghi nhận tăng.